Bơm tay thủy lực là thiết bị không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp hiện nay. Nó như là 1 trợ thủ giúp vận hành và điều khiển máy móc thủy lực hiệu quả, năng suất. Bạn đã biết gì về nó, cách phân loại, ứng dụng? Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bơm tay thủy lực là gì?
Bơm tay thủy lực là một thiết bị chứa dầu thủy lực để làm nguồn cho các thiết bị máy móc hoạt động. Hay nói cách khác đó là các máy móc, dụng cụ thủy lực muốn hoạt động được phải kết nối với bơm thủy lực.
Loại bơm này có hoạt động hút đẩy dầu phụ thuộc vào lực tác động cơ học của tay con người. Chính vì thế mà nó được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp hay trong 1 số lĩnh vực sản xuất, đời sống. Mỗi hãng sản xuất lại có một mẫu mã khác nhau nhưng nhìn chung thì đều khá đơn giản và nhỏ gọn.
Kích thước của bơm dầu thủy lực bằng tay phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, dụng cụ thủy lực cần kết nối nên việc lựa chọn cần chú ý đến nhu cầu dung tích dầu.
Các bơm chính hãng sẽ có các đầu nối, ống dây thủy lực được tích hợp sẵn giúp thao tác lắp và kết nối thuận lợi.
Phân loại bơm tay thủy lực
Dựa vào đặc điểm cấu tạo và cách thức hoạt động mà người ta có thể phân chia thành 2 loại như sau:
Bơm tay thủy lực 1 chiều
Đặc điểm của các loại bơm này đó là: Trên thân bơm có van xả được bố trí hợp lý. Điều này sẽ giúp dầu thủy lực được hồi về nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu công việc để đạt hiệu quả. Cấu tạo loại bơm này đơn giản nên chỉ cần kết nối với các thiết bị thủy lực là đã có thể sử dụng ngay, tiết kiệm thời gian, công sức cho người điều khiển.
Nguyên lý làm việc của nó là: Bơm dầu thủy lực bằng tay thì lực của tay bơm sẽ dầu tràn vào làm đẩy xi lanh của dụng cụ, máy móc thủy lực để hoạt động. Nhờ vào van xả dầu mà bơm tay thủy lực 1 chiều có thể hồi dầu khá nhanh.
Ứng dụng của bơm tay 1 chiều đó là: Trong hệ thống nâng hạ, di chuyển vật… trong nhà máy cơ khí chế tạo, luyện kim, đóng tàu thuyền, sửa chữa thiết bị…
Bơm tay thủy lực 2 chiều
Loại bơm này có cấu tạo gồm: Chân bơm, vòi bơm, vỏ bơm, thân bơm. Tên gọi 2 chiều của nó đến từ: Có 1 chiều để bơm dầu thủy lực vào các thiết bị, 1 chiều còn lại để hồi dầu về thùng chứa.
Nguyên lý làm việc của thiết bị này đó là: Vận hành bằng tay hoàn toàn. Trong bơm sẽ có van xoay 4 chiều nên nó giúp việc chuyển đổi quá trình bơm dầu và hồi dầu được linh hoạt. Van xoay để đảo ngược nên cho thời gian hồi dầu nhanh hơn so với bơm 1 chiều. Qua đó, người dùng có thể kiểm soát được thời gian, tốc độ hồi dầu.
So với loại bơm thủy lực bằng tay 1 chiều thì nó thích hợp với những công việc yêu cầu công suất lớn, liên tục. Thiết bị được đánh giá hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho người vận hành máy.
Tìm hiểu thêm: Cảo thủy lực – Vam thủy lực
Ứng dụng bơm tay thủy lực
Bơm tay thủy lực sẽ phát huy vai trò và hiệu quả của mình khi kết hợp với các thiết bị, dụng cụ khác, cụ thể là:
Kết hợp với kích thủy lực
Trong nâng hạn thì các kích thủy lực bơm tay sẽ giúp công việc trơn tru, không tốn sức quá nhiều mà có thể nâng vật có tải trọng lớn. Tùy theo kích có công suất bao nhiêu thì người dùng sẽ lựa chọn loại bơm tay có thông số phù hợp.
Kết hợp với đầu bấm cos
Người ta còn sử dụng các bơm tay cho các đầu bấm cos. Sự kết hợp này sẽ cho ra một bộ kìm bấm cos hoàn chỉnh: độ nhanh, chính xác cao, dứt khoát.
Tìm hiểu thêm: Kìm cắt cáp là gì? Cấu tạo, phân loại kéo cắt cáp
Kết hợp với máy uốn thanh cái
Cuối cùng đó chính là bơm thủy lực bằng tay kết hợp cùng với máy uốn thanh cái trong cơ khí chế tạo. Người dùng có thể thay đổi tùy chỉnh tốc độ bơm tay để đáp ứng yêu cầu khi thao tác với máy uốn này.
Vậy khi nào nên dùng bơm tay thủy lực?
Bơm tay hay bơm điện đều có những ưu điểm và thích hợp cho một số công việc nhất định. Bạn sẽ sử dụng bơm tay khi:
+ Những ứng dụng nhỏ và trung bình, không đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần và liên tục. Bởi vì hoạt động của thiết bị này hoàn toàn phụ thuộc vào sức lực ở tay của con người nên cần thiết có một thời gian nghỉ, phục hồi.
+ Giá thành của nó cũng rẻ hơn so với các loại bơm điện hiện có trên thị trường. Khách hàng có chi phí đầu tư giới hạn thì có thể xem xét lựa chọn bơm tay.
+ Bơm này có thể làm việc linh hoạt tại các không gian, vị trí làm việc tại chỗ, không sử dụng nguồn điện như các công trường xây dựng, xưởng sửa chữa. Nếu như bơm điện phải phụ thuộc vào nguồn điện, cũng khá nguy hiểm thì bơm tay lại không nên rất an toàn.
+ Với những công việc không đòi hỏi sử dụng nhiều sức lực thì bơm dầu thủy lực bằng tay là một đề cử không tồi. Nếu biết cách vận hành thì bơm có thể mang lại hiệu quả cao, không khắt khe về yêu cầu như bơm điện thủy lực.
Các hãng bơm tay thủy lực uy tín
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu bơm tay nhưng Thủy Khí Điện chỉ giới thiệu 5 hãng bơm nổi tiếng, uy tín và dễ dàng đặt mua ở Việt Nam. Đó là:
Bơm tay Tonner
Bơm tay Tonner là sản phẩm thuộc tập đoàn Shinjin Hydrotec đến từ Hàn Quốc là sự lựa chọn của rất nhiều kỹ sư khi muốn tìm một thiết bị đóng vai trò nguồn cho thành phần thủy lực khác làm việc: Kích, máy đột lỗ thủy lực…
Tonner được thành lập vào năm 1999. Sản phẩm của hãng khi đến tay khách hàng đều trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến đóng gói. Sự thay đổi về chất liệu của sản phẩm, thiết kế và sự tinh tế, tỉ mỉ trong khâu gia công đã làm bơm tay Tonner xứng đáng với khoản tiền mà khách hàng đã bỏ ra để đầu tư.
Tiêu biểu là DP-1B có dung tích dầu bơm 0.8l, tổng dầu chứa 1 lít và áp lực vận hành lên đến 700bar. Ngoài ra, hãng còn có: DP-16A, DP-2A, DP-3B, DP-3A… có dung tích dầu chứa và tốc độ khác nhau để người dùng chọn.
Ngoài bơm tay thì khách hàng cũng có thể tìm hiểu loại bơm chân của Tonner. Do sử dụng chân để đạp nên việc vận hành bơm sẽ thoải mái hơn, lực lớn hơn nên tốc độ cũng được đẩy nhanh hơn.
Bơm tay TLP
TLP được thành lập vào năm 1997 tại Trung Quốc. Hơn 24 năm kinh nghiệm, TLP nghiên cứu và sản xuất đa dạng các thiết bị, máy móc thủy lực có khả năng ứng dụng rộng rãi không chỉ trong công nghiệp mà còn trong đời sống.
TLP mang đến thị trường rất nhiều bơm tay công suất lớn nhỏ khác nhau như: HHB-700, HHB-700A, HHB-700B, HHB-700C, HHB-600, HHB-600A, HHB-700E, HHB-700S hay các bơm tay lớn như HHB-7000, HHB-7000S, HHB-1000, HHB-2000… Tất cả các bơm tay này đều có áp suất min 20 bar, áp max đạt 700 bar, vỏ nhôm hoặc thép tùy loại nhưng đều đảm bảo chắc chắn và cứng cáp. Tay bơm của máy không đòi hỏi phải sử dụng lực lớn để tác động. Bơm có tích hợp cả van xả áp lẫn van an toàn nên có thể đề phòng trường hợp tăng áp quá cao.
Nếu hệ thống bạn cần 1 bơm có kích thước lớn, dung tích dầu 2500cm3 thì lựa chọn HHB 2000 khá hợp lý.
Bơm tay Zupper
Ngoài 2 hãng trên thì khi có nhu cầu tìm bơm thủy lực bằng tay, mọi người có thể chọn hãng Zupper như: SYK-8B, SYK-15, CP-390, CP-180B, CP-700, CP-700AL, CP-700B… Loại bơm tay thủy lực CP-700B có áp suất tối đa lên tới 700 bar, dung tích dầu tổng đạt 1800cc, trang bị thêm van xả áp để tăng khả năng hồi áp nhanh.
Ưu điểm lớn nhất của các bơm tay này đó là: Giá thành rẻ, chất lượng ổn định. Nó thích hợp với đầu cắt cáp, uốn gia công thanh cái, đầu đột lỗ…
Bơm tay Osaka
Osaka là một công ty được hình thành năm 1946 và đến từ Nhật Bản, chuyên cung cấp các thiết bị thủy lực công nghiệp chất lượng cao như: Kích thủy lực, kìm bấm, máy đột lỗ, bộ nguồn thủy lực… và không thể bỏ qua bơm thủy lực bằng tay. Đặc điểm của bơm do Osaka sản xuất đó là vỏ thép, đầu ren tiêu chuẩn nên có thể kết nối nhanh, chính xác với các tools hoặc kích.
Một số model bơm tay của Osaka mà các bạn có thể tham khảo như: LTWA-0.7 (0.7 lít), LTWA-0.9 (0.9 lít), TWAX-0.9 (0.9 lí), TWAX-1.3 (1.3 lít), TWAZ-0.7 (0.7 lít), TWAZ-1.3, TWAZ-2.3, TWAZ-1.8…
Bơm tay Tecpos
Tại Việt Nam, Tecpos là một hãng còn khá là mới mẻ. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng tại rất nhiều nước không chỉ ở châu Á hơn 20 năm qua.
Bơm dầu thủy lực bằng tay là sản phẩm tiêu biểu của Tecpos – hãng kỹ thuật đến từ xứ sở Kim chi. Những thiết bị của hãng đều được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại nên rất bền bỉ và đa tính năng.
Một số dòng bơm tay đến từ Tecpos đó là: THP-1AB, THP-1B, THP-1C, THP-2B, THP-3A, THP-3B, THP-2BD, THP28.
Đặc điểm: Áp suất làm việc khá lớn, đối với loại 1 chiều là 700 bar, loại 2 chiều là 2800 bar. Dung tích dầu cần sử dụng dao động ở các mức: 280ml – 800ml – 1600ml – 2300 ml – 3000ml – 10000ml.
Với chế độ bảo hành 12 tháng, khách hàng có thể an tâm sử dụng thiết bị này.
Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều loại bơm tay thủy lực giá rẻ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên lạc với TKĐ nhé.