Bạn muốn đi tìm lời giải cho câu hỏi: Ống thủy lực là gì? Vậy đừng bỏ lỡ bài viết này của nhé. Chúng tôi không chỉ cung cấp thông tin về ống dầu mà còn giúp bạn biết được trên thực tế có bao nhiêu loại ống, cấu tạo ra sao và cách chọn ống dầu sao cho thích hợp.
Ống thủy lực là gì?
Ống thủy lực là một thiết bị thủy lực có chức năng truyền và dẫn dầu từ bể chứa đi đến các thiết bị bơm, cơ cấu, chấp hành trong hệ thống. Ngoài ra, ống này còn dùng để chứa dự trữ 1 lượng dầu cho hệ thống khi cần, tản nhiệt cho dầu nóng… Chúng ta có thể thấy các ống này trong hệ thống máy cơ giới, máy khoan, máy đào, máy dập chấn… phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến.
Ống thủy lực chịu nhiệt độ bao nhiêu
Nhiệt độ của dầu trong hệ thống lớn và vận hành liên tục sẽ khoảng vài trăm độ C, với hệ thống nhỏ thì chỉ cao hơn nhiệt của môi trường một chút.
Nhiệt của dầu bị tác động bởi nhiều yếu tố: Công suất, môi trường, thời gian, hệ thống làm mát… Dầu sẽ di chuyển và ma sát trực tiếp với thành ống thủy lực. Những hệ thống phức tạp, quy mô lớn, đường ống dài, khả năng tản nhiệt nhất định thì chọn ống thủy lực chịu được phạm vi nhiệt cho phép. Giá ống tuy ô thủy lực chịu nhiệt sẽ cao hơn so với các loại ống thông thường. Trong 1 số hệ thống, nhiệt độ dầu tăng lên còn do yếu tố bên ngoài nên ống dầu lựa chọn phải chịu đựng được.
Ống thủy lực chịu áp lực bao nhiêu
Như chúng ta đã biết, hệ thống thủy lực sẽ làm việc với mức áp từ 200 bar, với những máy móc lớn hơn thì áp suất khoảng 350 bar. Song song với việc truyền dẫn chất lỏng thì nó còn phải liên tục chịu áp suất cao, áp lực từ quá tải, từ sự cố.
Chúng tôi thường khuyên khách hàng nên chọn ống tuy ô thủy lực có mức áp suất phá hủy cao hơn áp làm việc của hệ thống để đảm bảo ống không bị nứt, vỡ do áp lớn. Nếu xuất hiện vết nứt, dưới tác động của áp lực lớn thì dầu sẽ phun ra ngoài. Hậu quả không chỉ dừng lại ở mất áp, rò rỉ lưu lượng mà còn tốn kém chi phí và khắc phục môi trường.
Phân loại dây tuy ô thủy lực
Người ta sẽ phân chia ống tuy ô thủy lực thành 2 loại cơ bản, đó là:
Ống thủy lực cứng
Tên tiếng anh của nó là Hydraulic Tube. Loại ống này có vật liệu là hợp kim hoặc kim loại. Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể chọn ống bằng: Đồng thau, thép không gỉ, đồng, thép mạ đồng…
Đặc điểm của ống cứng thủy lực này: Chi phí rẻ, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, đặc biệt là khả năng tỏa nhiệt nhanh.
Nhược điểm duy nhất đó là: Chỉ có thể lắp đặt cố định, không thể linh hoạt thay đổi, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường. Chính vì thế mà người ta dùng loại ống này để vận chuyển dầu trong các nhà máy, xưởng sản xuất ở khoảng cách xa.
Ống thủy lực mềm
Tên gọi tiếng anh của nó là Hydraulicc Hose, đóng vai trò là mạch vận chuyển đến các thiết bị cơ cấu, chấp hành trong hệ thống.
Cấu trúc của ống mềm gồm có 3 phần:
+ Phần lõi: Đặc điểm của nó là có độ bóng cao, chống thấm. Vì lớp này tiếp xúc trực tiếp với dầu nên vật liệu được chọn là nhựa nhiệt dẻo hay cao su tổng hợp. Ví dụ như ống Parker, hãng chọn cao su butyl, cao su tổng hợp, cao su EPDM kết hợp với chất polyme nitrile để chống thấm, chống ăn mòn và tăng khả năng mềm dẻo.
+ Phần gia cố ống thủy lực: Phần này sẽ quyết định đến khả năng chịu áp suất và độ bền của ống. Lớp này thường được làm từ các lớp thép được đan bện lại với nhau.
Các sợi vật liệu có thể được đan sợi, xoắn ốc hay dệt. Và nếu phần gia cố gồm các sợi dây vật liệu được quấn kiểu xoắn ốc.
+ Lớp vỏ ngoài không tạo ảnh hưởng đến độ bền áp lực của ống nhưng có nhiệm vụ bảo vệ các lớp bên trong khỏi sự ăn mòn hóa học, hóa chất, thời tiết. Lớp vỏ làm bằng cao su tổng hợp để có thể duy trì tính linh hoạt, mềm, chịu nhiệt từ -40 độ C – 100 độ C.
Cách chọn ống tuy ô thủy lực
Chọn ống chịu nhiệt độ – Temperature of hose
Theo như quan sát của chúng tôi thì hầu hết các ống thủy lực đều có dải nhiệt làm việc từ -50 độ C – 200 độ C. Khách hàng phải chọn những ống tuy ô thủy lực nằm trong dải nhiệt độ của hệ thống nếu vượt sẽ gây nứt chảy ống.
Nếu khách hàng chọn các ống thủy lực cứng, làm bằng kim loại: đồng, thép, inox thì có thể sử dụng trong mọi môi trường nhiệt độ. Sử dụng ống mềm thì chú ý tới nhiệt độ bởi đa số vật liệu sản xuất đều là cao su, nhựa hay chất tổng hợp.
Người dùng cho thể tham khảo mức nhiệt mà nhà sản xuất đưa ra trong các tờ thông tin đính kèm sản phẩm.
Kích thước – Hose size
Lấy đường kính ban đầu
Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, chính xác nhất, giúp người dùng có thể chọn đúng kích thước ống. Lấy theo kích thước ban đầu là cách mà rất nhiều nhà máy, xưởng sản xuất đang áp dụng. Nhân viên kỹ thuật có thể dùng thiết bị đo, thước kẹp để xác định đường kính ống
Lấy đường kính theo catalog hãng
Thường thì các hãng sẽ cung cấp đồ thị bao gồm: Cột lưu lượng, vận tốc tại đường ống vận chuyển, đường xả, đường hút.
Theo như hiệp hội thủy khí Tây Âu, Bắc Mỹ thì xác định vận tốc dầu trong ống hút, ống xả là từ 0.6 – 1.2m/s, trong đường ống vận chuyển là 2.1 – 4.6 m/s.
Tính toán để tìm đường kính của ống dầu thủy lực rất cần thiết. Một hệ thống có áp làm việc khoảng 200 bar, vận tốc đường hút dầu là 0.8 m/s, bơm thủy lực cung cấp 50 l/phút.
Tìm diện tích ống thì lấy lưu lượng chia vận tốc. Từ đó, chúng ta áp dụng công thức A = 3,14 x d/4 để tìm đường kính. Và con số cần tìm là khoảng 36mm. Căn cứ theo catalog của hãng mà tìm ra được loại ống tuy ô thủy lực cần.
Vật liệu – Hose material
Những vật liệu ưa thích được các hãng sản sử dụng như: đồng, thép không rỉ, cao su tổng hợp hay nhựa nhiệt dẻo… Tùy theo từng loại dầu thủy lực mà người dùng chọn dây tuy ô thủy lực có vật liệu lớp trong tương thích. Đây là 1 điều bắt buộc.
Lớp vỏ bên ngoài thì phải có khả năng chống chịu được các yếu tố: Thời tiết, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ. Các yếu tố này nếu không tương thích với đặc tính của ống thì tuổi thọ của ống khi sử dụng sẽ bị sụt giảm, các hư hại sẽ diễn ra nhiều hơn.
Kiểu nối đầu – Ends of hose
+ Nếu bạn sử dụng ống mềm thì kiểu kết nối chủ yếu là lắp ren. Các ren vặn phải có kích thước phù hợp bởi nếu không tương thích sẽ gây rò rỉ, mất áp.
+ Nếu bạn sử dụng ống cứng thì có 3 kiểu kết nối cho bạn chọn: Hàn cố định, lắp mặt bích và bắt bu lông.
Ứng dụng hoạt động – Application of hose
Sự xác định rõ môi trường, không gian và vị trí lắp đặt rất quan trọng đối với việc chọn đúng ống thủy lực.
Ống dầu thủy lực mình cần có độ uốn như thế nào? Không phải ống thủy lực nào cũng có khả năng uốn như nhau. Lựa chọn sai sẽ dẫn đến sự cố nhất là khi hệ thống đang hoạt động ở mức áp suất cao. Những ống có lớp gia cố dạng đan sợi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi bị uốn do áp lực. Nếu nhìn lớp vỏ ngoài chúng ta sẽ không thấy được hư hại cho đến khi lớp gia cố bị phá vỡ, lớp vỏ ngoài này mới dần mất khả năng bảo vệ.
Áp suất làm việc – Pressure of hydraulic hose
Chúng tôi luôn luôn khuyên khách hàng chọn những ống tuy ô thủy lực có áp làm việc cao hơn khoảng 120% áp suất của hệ thống và áp suất phá hủy của hệ thống trong trường hợp có sự cố. Trong các catalog về sản phẩm, hãng sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác về mức áp suất phá hủy.
Khả năng thay thế – Delivery of hose
Khi lựa chọn ống, phải tính tới khả năng thay thế vì ống dẫn có thể bị nứt vỡ hoặc gãy, thủng bất cứ lúc nào. Các loại ống của hãng Parker hay Rexroth thì thường không có sẵn và đầy đủ các kích thước ống. Nếu đặt mua thì người dùng phải cân nhắc về thời gian giao hàng sao cho không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống làm việc.
Tiêu chuẩn SAE của ống thủy lực
Nếu phân chia theo tiêu chuẩn kỹ thuật SAE thì chúng ta có các loại ống tuy ô thủy lực như sau:
100R1 – SAE
Ống thủy lực đang tiêu chuẩn 100R1-SAE thường có phần gia cố bằng thép không gỉ, lớp vỏ ngoài làm bằng vật liệu cao su chịu nhiệt nên ống thường được chọn dùng trong môi trường: nước, dầu khí…
+ Áp suất max: 1150 – 6500 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 2300 – 13000 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 575 – 3250 PSI.
+ Đường kính ống: 3/16 – 2 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 3.5 – 25 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 độ F – 212 độ F.
100R2 – SAE
So với ống 100R1 thì dây tuy ô thủy lực này có khả năng chịu lực lớn hơn do có lớp vỏ gia cố bằng thép và lớp vỏ ngoài bảo vệ làm bằng cao su tổng hợp. Đây chính là loại ống ưa thích của các kỹ sư khi chọn dùng cho môi trường dầu, khí, nước.
+ Áp suất max: 2250 – 12000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 4500 – 24000 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 1150 – 6000 PSI.
+ Đường kính ống: 3/16 – 2 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 3.5 – 25 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 độ F – 212 độ F.
100R3 – SAE
Với lớp ngoài được làm từ cao su tổng hợp, lớp gia cố được tăng gấp đôi các sợi liên kết đan bện vào nhau nên ống thủy lực chịu nhiệt 100R3 có thể chịu được nhiệt độ cao nhưng áp suất lại khá thấp.
+ Áp suất max: 750 – 3000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 1500 – 6000 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 375 – 1500 PSI.
+ Đường kính ống: 3/16 inch – 5/4 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 3 – 10 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 độ F – 212 độ F.
100R4 – SAE
Ống 100R4 thì thường được dùng tại các đường dầu cửa hút hay ống hồi dầu do lớp gia cố thép song song nên không bền chặt như các loại khác. Ống này được dùng nhiều nhất trong các hệ thống dầu khí.
+ Áp suất max: 70 – 600 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 140 – 1200 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 33 – 300 PSI.
+ Đường kính ống: 3/4 inch – 4 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 5 – 24 inch.
+ Dải nhiệt độ làm việc: -40 độ F – 212 độ F.
100R5 – SAE
Ống thủy lực 100R5 có thể dùng cho môi chất dầu, khí đều được. Đặc điểm của nó là lớp vỏ được dệt từ vải, lớp trong đan bện sợi.
+ Áp suất làm việc định mức: 200 – 3000 PSI.
+ Áp suất max: 400 – 6000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 800 – 12000 PSI.
+ Đường kính ống: 3/16 – 3-1/16 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 3 – 33 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 độ F – 212 độ F.
100R6 – SAE
Một số đặc điểm về dây tuy ô thủy lực 100R6 mà các bạn cần biết như:
+ Áp suất phá hủy: 800 – 12000 PSI.
+ Áp suất vận hành định mức: 300 – 500 PSI.
+ Áp suất max: 600 – 1000 PSI.
+ Bán kính uốn trong khả năng cho phép: 3 – 33 inch.
+ Đường kính ống: 3/16 – 3/4 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
100R7 – SAE
Ống 100R7 có lớp ngoài được làm từ nhựa nhiệt dẻo, lớp trong được gia cố bằng lớp thép bện sợi một lớp.
+ Bán kính uốn cho phép: 1 inch – 12 inch.
+ Đường kính ống: 1/8 – 1inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
+ Áp suất làm việc định mức: 1000 – 3000 PSI.
+ Áp suất max: 2000 – 6000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 4000 – 12000 PSI.
100R8 – SAE
Đặc điểm của ống 100R8 tiêu chuẩn như sau:
+ Áp suất max: 2000 – 6000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 4000 – 12000 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 1000 – 3000 PSI.
+ Đường kính ống: 1/8 – 1 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 1 – 12 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
100R9 – SAE
Loại ống thủy lực 100R9 có những đặc điểm như:
+ Bán kính uốn trong khả năng cho phép: 1 – 12 inch.
+ Đường kính ống: 1/8 – 1 inch.
+ Áp suất hoạt động định mức: 2000 – 6000 PSI.
+ Áp suất max: 4000 – 12000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 8000 – 24000 PSI.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 độ F – 212 độ F.
100R12 – SAE
Ống 100R12 có thể chịu tải trọng và va đập lớn do có 4 lớp gia cố dạng xoắn ốc, vỏ ngoài bảo vệ làm bằng cao su tổng hợp. Chính vì thế mà nó có thể hoạt động tốt trong cả môi trường khí, dầu.
+ Áp suất phá hủy:10000 – 16000 PSI.
+ Áp suất hoạt động định mức: 2500 – 4000 PSI.
+ Áp suất max: 5000 – 8000 PSI.
+ Bán kính uốn cho phép: 5 – 25 inch.
+ Đường kính ống: 3/8 – 2 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
100R13 – SAE
Tương tự như ống 100 R12, ống 100R13 cũng có lớp vỏ ngoài làm bằng cao su tổng hợp. Bên trong, nó có 4-6 lớp gia cố dạng xoắn ốc nên khả năng chịu va đập, tải trọng lớn khá tốt.
+ Bán kính uốn cho phép: 9.5 – 25 inch.
+ Đường kính ống: 3/8 – 2 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
+ Áp suất hoạt động định mức: 5000 PSI.
+ Áp suất max: 10000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 20000 PSI.
100R14 – SAE
Người ta chọn ống thủy lực 100R14 vì nó là một ống thủy lực mềm, được làm bằng PTFE (Polytetrafluoroethylene), lớp gia cố là lớp đơn đan bện nên có thể chịu được nhiệt cao và chống ăn mòn tốt.
+ Áp suất hoạt động định mức: 600 – 1500 PSI.
+ Áp suất max: 1200 – 6000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 2500 – 12000 PSI.
+ Đường kính ống: 3/16 – 5/4inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 1.5 – 16 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -65 – 400 độ F.
100R15 – SAE
Đặc điểm của ống 100R15 đó là có vỏ ống bằng cao su, có 6 lớp gia cố xoắn ốc nên chịu được tải trọng lớn.
+ Áp suất max: 12000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 24000 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 6000 PSI.
+ Đường kính ống: 3/8 – 3/2 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 6 – 21 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 250 độ F.
100R16 – SAE
Ống thủy lực loại 100R16 có lớp vỏ là cao su tổng hợp đóng vai trò bảo vệ, lớp gia cố là 2 lớp đan bện chặt nên chịu được áp suất tốt.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
+ Áp suất vận hành định mức: 1800 – 5800 PSI.
+ Áp suất max: 3600 – 11600 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 7200 – 23200 PSI.
+ Bán kính uốn cho phép: 2 – 8 inch.
+ Đường kính ống: 1/4 – 5/4 inch.
100R17 – SAE
Bạn có thể tham khảo thông số của ống 100R17 như sau:
+ Đường kính ống: 3/16 – 1 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 2 – 6 inch.
+ Áp suất max: 6000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 12000 PSI.
+ Áp suất vận hành định mức: 3000 PSI.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
100R18 – SAE
Nếu khách hàng muốn chọn ống có thể chống chịu thời tiết và nhiệt độ thì có thể chọn 100R18 vì nó có lớp gia cố làm bằng sợi tổng hợp, vỏ là nhựa nhiệt dẻo.
+ Áp suất max: 6000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 12000 PSI.
+ Áp suất hoạt động định mức: 3000 PSI.
+ Đường kính ống:1/8 – 1 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 1 – 10 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: 40 – 212 độ F.
100R19 – SAE
+ Áp suất max: 8000 PSI.
+ Áp suất phá hủy: 16000 PSI.
+ Áp suất làm việc định mức: 4000 PSI.
+ Đường kính ống: 3/16 – 1 inch.
+ Bán kính uốn cho phép: 2 – 6 inch.
+ Dải nhiệt độ hoạt động: -40 – 212 độ F.
Lưu ý: giá dây tuy ô thủy lực sẽ phụ thuộc vào bạn chọn loại ống nào, tiêu chuẩn ra sao, do hãng nào sản xuất, số lượng… Người mua cần chọn những đơn vị uy tín để có thể tìm được dây tuy ô chất lượng.
Phân biệt tube với pipe
Có khá nhiều khách hàng chưa phân biệt được 2 loại ống này nên khi chọn mua khá vất vả. Chúng tôi phân biệt ống tube và ống pie theo 3 đặc điểm sau:
Kích thước
Ống tube là OD trong khi đó ống pipe ở Bắc Mỹ là NPS có đơn vị inch, ở châu Âu là DN có đơn vị là milimet. Chúng tương đương với nhau nhưng chỉ khác về hệ quy chiếu. Ví dụ như: Ống thủy lực DN 25 thì đường kính phi của nó là 34. Bạn tham khảo thêm bảng quy đổi này nhé.
Hình dạng mặt cắt
Ống pipe khi cắt thì cho ra hình dạng mặt cắt tròn trong khi đó ống tube có 3 hình dạng: Chữ nhật, tròn, vuông.
Kích thước và độ cứng
Nếu ống tupe có kích thước nhỏ, gọn, khả năng uốn linh hoạt, dẻo dai trong khi đó ống pipe có kích thước lớn hơn và rất cứng cáp.
Bài viết này có khá đầy đủ thông tin cơ bản về ống dầu thủy lực. Nếu bạn thấy cần bổ sung thêm những kiến thức gì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!