Nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực thường gặp

Bạn muốn biết các nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực thường gặp nhất? Đừng đi đâu xa, hãy cập nhật ngay bài viết này để biết đó là gì nhé. Thông tin này không chỉ giúp bạn có thể xử lý sự cố tốt mà còn phòng tránh nó xảy ra trong chính hệ thống của mình đấy.

nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực

Bơm thủy lực là thiết bị trung tâm nên tất cả mọi người đều mong muốn nó: bền bỉ, hiệu quả và năng suất. Nhưng sau 1 thời gian làm việc, bơm thường bị sự cố. Theo chúng tôi thì có 7 nguyên nhân hỏng bơm thủy lực, như sau:

mã giảm giá lazada

1. Bơm bị mài mòn bề mặt làm việc

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng hóc nặng nề của bơm thủy lực mà chúng ta thường gặp nhất đó là: Bơm bị mài mòn các chi tiết, bề mặt làm việc. Tùy theo hệ thống làm việc có tải trọng như thế nào, bơm và động cơ, xi lanh có áp lực lớn ra sao mà tốc độ mài mòn có thể nhanh hoặc chậm.

Trong suốt quá trình bơm hoạt động, ma sát được sinh ra. Chúng tôi ví dụ nhé: Bơm bánh răng có cấu tạo gồm bánh răng chủ động, bánh răng bị động ăn khớp với nhau khi trục quay. Và khi đó, ma sát giữa 2 bề mặt bánh răng sẽ rất lớn. Với yêu cầu áp cao và lưu lượng lớn, các bánh răng phải làm việc liên tục và nặng nề.

Còn đối với bơm piston – loại bơm chuyên dùng cho áp lực lớn thì ma sát ở đây sẽ là giữa ống xi lanh với piston với 1 tần suất liên tục. Chế độ làm việc của bơm piston khắc nghiệt hơn với áp lớn hơn 200 bar, tốc độ hàng nghìn vòng trên 1 phút nên sự ăn mòn diễn ra khá nhanh và mạnh.

bơm thủy lực bị mài mòn

Người ta sẽ cần những bơm có chất lượng với bề mặt chi tiết được làm từ những vật liệu an toàn, cứng cáp, đạt độ cơ tính cao và kháng mài mòn tốt. Đa số các hãng lớn đều chọn các kim loại có độ cứng lớn hơn 60 theo HRC cho các chi tiết, bộ phận của thiết bị mà chuyển động tịnh tiến thường xuyên, ma sát lớn.

Đây chính là phương pháp đo độ cứng Rockwell, sử dụng 1 mũi kim cương ấn lên bề mặt vật liệu với lực tác động khác nhau. Sau khi được kết quả, người ta sẽ phân chia thành HRA, HRB và HRC.

Đối với các vật liệu kim loại thì ngoài các đặc tính chống biến dạng thông thường như: chống trầy xước, chống uốn, chống mài mòn, chống lún thì còn có độ cứng bề mặt. Và đối với ngành sản xuất thiết bị nói chung và chế tạo bơm dầu nói riêng, độ cứng bề mặt là một yếu tố quan trọng bên cạnh độ nhám bề mặt vật liệu.

2. Bề mặt làm việc trong bơm bị trầy xước

Sau 1 thời gian làm việc, bơm không chỉ bị mài mòn mà nó còn xuất hiện 1 tình trạng khiến phá hủy bơm mạnh hơn đó là trầy xước. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này đó là dầu bị lẫn nhiều tạp chất (dầu bẩn).

Bạn có biết tạp chất này đến từ đâu không? Đó chính là nguồn dầu bẩn và do hệ thống bẩn.

Nguồn dầu bẩn khi nó lẫn các tạp chất như: nước, bụi đất, hạt kim loại, sợi giấy, mảnh ni lông, cát… Nó có thể từ ngoài môi trường xâm nhập tại bể chứa, trong quá trình rót dầu hay các vị trí hở trong hệ thống.

Hệ thống bẩn là khi chúng ta đưa vào sử dụng mà không vệ sinh sạch sẽ các thiết bị thì chất bẩn sẽ xâm nhập hoặc có thể trong quá trình lắp ráp, vận chuyển. Chúng ta muốn đảm bảo chất lượng dầu thì cần phải kiểm soát tốt các công đoạn này.

mòn bề mặt bơm

Đối với các thiết bị tự gia công: xi lanh, thùng dầu, đế van thủy lực… thì thường còn sót lại các hạt bavia, các sợi sắt… Chúng sẽ bong tróc sau khi thiết bị làm việc được 1 thời gian. Dầu sẽ chảy xuyên suốt và mang chúng đi khắp trong hệ thống. Các bơm làm việc với áp lớn cùng tốc độ quay nhanh thì sẽ diễn ra sự chà sát mạnh của các hạt này lên bề mặt của thiết bị tạo nên các vết xước. Độ dài, độ sâu của các vết này sẽ phá hủy bề mặt của thành phần bơm.

Tất cả nó đều theo 1 quá trình: Mới đầu, các hạt sắt và hạt kim loại nhỏ sẽ làm phá hủy lớp bề mặt của chi tiết. Người ta ví von đây là lớp bảo vệ khi nó đã được nhiệt luyện, thấm các kim loại màu. Sau khi lớp bề mặt bị phá thì thiết bị rất dễ bị hỏng hóc. Sau đó, các vết xước xuất hiện nhiều và sâu hơn làm thủng bề mặt và gây rò rỉ. Không chỉ tác động đến bề mặt kim loại, nó còn làm hỏng gioăng phớt khiến bơm không còn khả năng làm kín như ban đầu. Dầu bẩn không chỉ khiến bơm gặp sự cố mà còn ảnh hưởng đến các thiết bị khác vì thế mà khách hàng cần lắp thêm các bộ lọc dầu tại thùng chứa, cổng hút… để tránh được nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực này.

mã giảm giá shopee

3. Rò rỉ do lắp ngược bơm

Tất cả các bơm thủy lực đều cần phải lắp đúng chiều mới có thể hoạt động được nên người dùng cần hết sức chú ý ở điểm này. Đa số các bơm thủy lực đều có thể hoạt động ở chế độ động cơ và các động cơ cũng có thể hoạt động như một bơm dầu.

Trong cấu tạo của các thiết bị luôn có sự đối xứng với nhau. Ví dụ như bơm nhông, mặt bích số 8 của nó có thể lắp theo chiều thuận và lắp theo chiều ngược. Nó đều rất ín khít. Hai bánh răng chủ động, bánh răng bị động có thể đổi chỗ cho nhau. Sự cố chỉ xảy ra khi cho bơm hoạt động nên rất ít trường hợp, khách hàng có thể phát hiện trong quá trình lắp.

Vì thế nên khi tiến hành tháo rời bơm để vệ sinh, sửa chữa, người kỹ thuật nên dùng bút để đánh dấu các mặt, vị trí. Hoặc bạn có thể tham khảo mẹo của chúng tôi:

Bơm bánh răng thủy lực luôn luôn có kích thước cửa đẩy bé hơn cửa hút. Lấy vỏ của bơm để làm mốc chuẩn rồi tiến hành lắp bánh răng chủ động, bánh răng bị động vào. Khi đó, chúng ta chỉ cần cầm trục của bánh răng chủ động và cho nó quay theo chiều kim đồng hồ. Xác định vùng ra khớp để lắp vào bên cửa hút.

Nếu lắp ngược các cửa bơm, không chỉ gây ra hiện tượng rò rỉ, thất thoát áp suất, lưu lượng mà còn gây ra hiện tượng xâm thực nguy hiểm.

4. Bơm thủy lực bị rò rỉ

Nếu hệ thống không cung cấp lượng dầu đủ cho chấp hành làm việc, bạn có thể nghĩ ngay đến bơm bị rò rỉ.

Gioăng phớt là bộ phận làm kín trong bơm. Nó được làm bằng cao su, có tăng gân thép cứng để đàn hồi, miết và ép chặt vào các lỗ ngăn chặn sự rò rỉ dầu. Nếu bạn chọn gioăng phớt chất lượng kém thì dưới áp suất cao và nhiệt lớn sẽ nhanh chóng hỏng. Vì thế, bạn có thể cân nhắc chọn gioăng phớt của Rexroth, HDX…

Nên chuẩn bị một bộ gioăng phớt đi kèm với kích thước tương ứng để có thể thay thế kịp thời, tránh relay hệ thống quá lâu.

Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

5. Chạy không tải làm hư bơm

Rất nhiều khách hàng đã liên hệ với chúng tôi để thắc mắc: Bơm chạy không tải có gây sự cố hay không? Câu trả lời: Tất nhiên là có. Khi đó điện năng vẫn được cung cấp cho bơm, dầu vẫn được hút lên nhưng không sinh công.

Đối với bơm piston hay bơm bánh răng thủy lực thì trong cấu tạo của nó luôn tồn tại 1 lớp dầu nằm giữa block xi lanh và đĩa phân phối, giữa mặt bích số 8 và trục. Nhiệm vụ của lớp dầu nêm này đó là ngăn chặn việc ma sát giữa các chi tiết khiến nó bị mài mòn, rò rỉ.

Khi chúng ta cho bơm chạy không tải, tốc độ của bơm sẽ tăng lên nhiều lần. Xuất hiện lực ly tâm lớn và lớp màng dầu nêm sẽ không còn khả năng duy trì. Các bề mặt chi tiết sẽ ma sát với nhau để ăn mòn. Nếu dầu có lẫn tạp chất hoặc vụn ba dớ, hạt kim loại thì nó sẽ làm trầy xước. Lâu ngày ăn sâu sẽ thủng bề mặt gây rò rỉ.

6. Chạy quá tải khiến bơm hư

Sự quá tải bao giờ cũng là nguyên nhân hỏng bơm thủy lực, khiến các thiết bị hư hại. Sự quá tải sẽ bao gồm: tải trọng và thời gian làm việc. Trong quá trình tính toán, cân nhắc sao cho bơm có thể hoạt động 70-80% công suất.

Lời khuyên mà chúng tôi dành cho khách hàng đó là: Bơm không được hoạt động quá công suất. Cụ thể với hệ thống trạm nguồn nâng, khi bơm không đáp ứng nhu cầu tạo áp suất, không có van 1 chiều dầu thì nó rất dễ bị quay ngược lại do tải và bơm bị hỏng.

Quá tải nhiệt sẽ gặp khi hệ thống không được làm mát, tản nhiệt thường xuyên. Nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho các chi tiết bên trong bơm giãn nở, không giữ được khả năng đàn hồi ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm kín. Không những vậy, nhiệt tăng cao làm giãn nở chi tiết kim loại.

Bên trong bơm nhông luôn có 1 khe hở được duy trì giữa đỉnh răng và vỏ bơm còn bơm piston thì nó ở giữa piston và ống xi lanh trong block bơm. Các khe hở này có chức năng: Ngăn ma sát giữa bề mặt chi tiết nhất là khi bơm quay hàng ngàn vòng trong 1 phút và liên tục. Nó còn tạo điều kiện cho kỹ thuật lắp đặt nhanh chóng, thuận tiện và không trầy xước các bộ phận. Khe hở không quá lớn nhưng đủ nhỏ để hạn chế sự rò rỉ khiến bơm bị tổn thất áp hay lưu lượng.

Khi nhiệt tăng, sự giãn nở kim loại diễn ra thì khe hở này sẽ biến mất. Ma sát sẽ diễn ra cùng với nhiệt tăng dần sẽ làm cho những thiết bị có hạt bụi bẩn, tạp chất bị trầy xước bề mặt nặng nề.

Quá tải tải trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trục bơm. Bơm sẽ bị cong trục hoặc gãy trục.

Motor điện có công suất rất lớn, kéo trục bơm quay cùng với tải trọng vượt quá nhiều lần tải trọng bơm. Lúc này có momen từ motor điện cùng áp lực dầu từ phía tải sẽ làm xoắn trục bơm. Nếu tải càng lớn và người dùng không cho dừng hệ thống kịp thời thì trục bơm sẽ bị xoắn gãy.

Tìm hiểu thêm những cách bảo trì bơm thủy lực hiệu quả

7. Do bị xâm thực

Xâm thực là nguyên nhân hỏng bơm thủy lực nặng nhất nhưng lại ít được người dùng chú ý. Nó chính là hiện tượng bề mặt kim loại của chi tiết bị bọt khí trong dầu bắn phá. Chúng được hình thành trong dầu và sau đó sẽ vỡ đi tạo nên các làn sóng dao động, xung kích làm mỏi bề mặt kim loại. Nếu lượng bọt lớn kết hợp với nhiệt độ cao sẽ tạo nên áp lực tác động bề mặt lớn.

bơm bị xâm thực

Khi bị xâm thực, bơm thường kêu to và rung lắc. Nếu xảy ra lâu dài thì bên cạnh việc mất áp, mất lưu lượng thì nó còn khiến bơm không thể hồi phục hay sửa chữa được.

Tất cả những điều trên mà chúng tôi vừa nhắc tới đều là những nguyên nhân gây hỏng bơm thủy lực thường gặp nhất ở Việt Nam.

5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *