Tìm hiểu van điều áp khí nén sẽ giúp các bạn có thể tự tin chọn lựa thiết bị, lắp đặt và sử dụng đúng cách nhằm mang lại lợi ích cho hệ thống. Vì thế đừng bỏ lỡ bài viết này vì Thủy Khí Điện sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết về thiết bị này.
Van điều áp khí nén là gì?
Dần dần, trong cuộc sống con người thì các ứng dụng khí nén xuất hiện nhiều hơn và mang đến những lợi ích, sự thuận tiện.
Khí nén có sẵn trong tự nhiên thì ai cũng biết. Nó là nguồn tài nguyên vô tận, phong phú với trữ lượng khổng lồ mà không bao giờ cạn kiệt. Để khai thác nó thì con người cần có nhiều thiết bị kết nối với nhau được gọi chung là hệ thống khí nén.
Trong hệ thống khí nén thì ngoài xi lanh, bộ lọc, các van điều khiển thì còn có các van điều áp. Nó chính là 1 thiết bị quan trọng đối với các hệ thống máy nén khí, hệ thống vận hành bằng khí nén.
Chức năng của nó chính là điều chỉnh áp lực trong hệ thống sao cho áp lực ở đầu ra luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng với mức cài đặt ban đầu để phù hợp với mục đích sử dụng của con người. Mục đích cuối cùng là đảm bảo cấp nguồn khí nén chất lượng cho các thiết bị trong hệ thống làm việc: Van, xi lanh…
Tuy nhiên, trong một số hệ thống thì van chỉnh áp khí nén chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ đó là giảm áp suất của khí nén đầu vào sao cho đạt được giá trị theo yêu cầu ở đầu ra.
Ngoài các van điều áp được sản xuất dùng cho hệ thống khí nén thì ngày nay còn có các van điều áp ngưng tụ, van điều áp hơi nóng, van điều áp lạnh. Mỗi công việc thì sẽ có 1 đặc điểm và 1 yêu cầu về thiết bị riêng nhưng nhìn chung thì tất cả các bộ điều áp trên đều thực hiện nhiệm vụ là điều tiết lưu lượng áp suất khí để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
Cấu tạo van điều áp khí nén
Ngày nay hầu hết các hãng đều tập trung nghiên cứu, cải tiến nhằm để có được thiết kế nhỏ gọn nhất.
Bộ điều áp khí nén sẽ được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính đó chính là 1 cụm chỉnh áp lực được làm bằng kim loại và 1 đồng hồ đo áp.
Ngoài ra, để có thể gắn bộ thiết bị tại các vị trí khác nhau trên hệ thống thì cần có 1 bộ phận gọi là gá đỡ. Nó được làm bằng kim loại và gia công tỉ mỉ.
Đồng hồ áp suất: Đây là loại có 1 mặt đồng hồ tròn để hiển thị mức áp suất bằng kim loại để người dùng có thể quan sát dễ dàng. Nó có 1 núm vặn với chân ren để lắp vặn vào cụm chỉnh áp được chắc chắn.
Về cụm chỉnh áp thì sẽ có kích thước lớn hơn. Nó có đường để đẩy khí nén ra vào và kích cỡ ren đa dạng, phù hợp với các loại máy móc có công suất lớn nhỏ khác nhau. Do là chân ren phổ thông 13, 17, 21, 27… nên thuận tiện cho việc tìm mua và sử dụng.
Với 1 van nhưng người dùng có thể điều chỉnh được áp suất với nhiều mức khác nhau đáp ứng yêu cầu làm việc tại từng thời điểm khác nhau.
Nguyên lý hoạt động của van điều áp khí nén
Cũng tương tự với các thiết bị khác thì van điều áp khí nén được thiết kế hoạt động theo 1 nguyên lý nhất định. Nó hoạt động dựa trên chính sự chênh lệch về áp lực khí nén. Khi khí nén đã được lọc sạch đi vào cửa của thiết bị thì với áp lực đủ thì khí nén sẽ nâng màng van lên và chuẩn bị đẩy trục van đi lên. Lúc này thì van đĩa đang ở dạng đóng, nhờ vào lực nén của lò xo nhỏ và chính lực kéo của trục van.
Áp lực ở đầu ra cao hơn so với áp suất cài đặt của lò xo và khí nén sẽ thoát ra ngoài qua chính lỗ thông hơi. Áp lực ở đầu ra mà nhỏ hơn áp suất cài đặt của lò xo thì van sẽ tự điều chỉnh mở rộng để áp lực đạt đến mức đã cài đặt ban đầu.
Ứng dụng của bộ điều áp khí nén
Theo như chúng tôi quan sát thì hầu hết các hệ thống khí công nghiệp đều có sử dụng bộ điều áp khí nén. Chúng ta có thể liệt kê một vài ứng dụng của thiết bị này như:
+ Dùng cho các máy nén khí: Nó sẽ được lắp tại cửa ra của các máy nén để có thể điều chỉnh mức áp lực 1 cách chính xác. Áp suất sẽ được ổn định và người dùng thuận tiện trong việc kiểm soát.
Với các máy nén khí loại nhỏ, máy nén mini thì hãng sản xuất sẽ tích hợp sẵn bộ chỉnh áp khí nén để sử dụng. Đối với các máy nén lớn hoặc hệ thống công nghiệp thì nó sẽ được gắn trên đường ống dẫn.
+ Trong công nghiệp khai thác: Do khai thác khoáng sản sâu trong lòng đất nên độ sâu càng lớn thì áp lực cũng càng lớn nên lắp đặt thiết bị sẽ hỗ trợ đảm bảo an toàn cho con người.
+ Cung cấp khí thở: Tất cả các bình cấp oxy trong viện hay oxy cho người thợ lặn đều có van điều khí để cung cấp và kiểm soát tốt lượng khí trong môi trường có áp suất.
+ Trong các ngành công nghiệp khác: Van này sẽ tham gia điều chỉnh áp lực đường ống khí nén trước khi cấp cho những thiết bị khác trong hệ thống làm việc. Yêu cầu đảm bảo ổn định áp lực rất quan trọng. Nó có thể được lắp trước van cổng dao, van bướm hay van bi.
+ Trong ngành sản xuất khí: Nhu cầu tăng cao thì trong tương lai 1 số nước sẽ dự trữ khí tại các hầm dưới lòng đất. Muốn cấp khi cho hoạt động sản xuất thì cần có 1 hệ thống đường ống dẫn lớn, nhỏ khác nhau. Do áp lực của các bể chứa và đường ống dẫn lớn nên khi phân chia thành các nhánh khác nhau phải dùng bộ điều chỉnh áp suất khí nén để tránh việc vỡ đường ống dẫn hay sự cố quá tải nhiên liệu khí. Dùng thiết bị cũng là 1 trong những yêu cầu để có thể bảo vệ hệ thống, sự an toàn của con người.
+ Dùng cho các phương tiện, máy móc chạy động cơ xăng: Chúng sẽ cần thêm nguyên liệu không khí để cấp cho buồng đốt. Không khí đưa vào động cơ sẽ được nén và dự trữ lại để sử dụng nên cần có van điều khiển áp để có thể giúp động cơ vận hành thông suốt, tối ưu.
Cách sử dụng van chỉnh áp khí nén hiệu quả
Để dùng van điều chỉnh áp suất khí nén hiệu quả thì có 1 số vấn đề khách hàng cần lưu ý như:
Lắp đặt van
Lắp đặt van vào đường ống vào và đường ống ra theo đúng quy định. Khi lắp thì để đầu lò xo quay lên còn mặt đồng hồ đo áp suất thì hướng ra ngoài và lắp ở chiều người dùng tiện theo dõi, nhìn thấy.
Vận hành thử
Khi vận hành thử, đồng hồ sẽ đo áp lực khí nén đi qua làm bao nhiêu. Người dùng dựa trên con số này mà cân nhắc, nếu phù hợp thì sử dụng luôn, nếu không phù hợp phải điều chỉnh gấp. Sau khi mọi thứ hoàn tất thì khởi động hệ thống làm việc.
Điều chỉnh lại thông số van
Khi điều chỉnh thông số van, vặn theo chiều kim đồng hồ thì lực nén căn hơn, vặn ngược chiều kim đồng hồ thì lực nén sẽ bị giảm đi.
Một số lưu ý khi mua và dùng bộ chỉnh áp khí nén
Những lưu ý dưới đây sẽ rất cần thiết để khách hàng có thể tìm được 1 bộ chỉnh áp phù hợp và khai thác sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi mua
Muốn mua được bộ chỉnh áp khí nén phù hợp, chất lượng thì khách hàng cần phải quan tâm đến:
+ Nhiệt độ môi trường xung quanh để quyết định chất liệu của thiết bị. Áp suất đầu ra, đầu vào, áp suất làm việc của hệ thống, cân nhắc với dải áp của van.
+ Áp suất lớn nhất, áp suất nhỏ nhất của hệ thống để tìm được van có thể chịu được áp suất cao và làm tốt ngay cả môi trường có áp thấp.
+ Độ nhạy thiết bị quan trọng, dao động tầm 0.2 thang đo. Nếu độ nhạy tốt thì phản ứng sự tăng giảm đột ngột áp lực trong hệ thống của thiết bị tốt.
+ Lựa chọn chân ren sao cho phù hợp với kích thước của đường ống. Chân ren có thể là loại 1/8, 1/2… theo tiêu chuẩn NPT, RC.
+ Lựa chọn những phụ kiện đi kèm như: Đồng hồ đo áp suất hay co nối, ống hơi, giảm thanh… Trong đó, đồng hồ đo áp là phụ kiện quan trọng nhất. Nó phải có độ chính xác cao, thang đo phù hợp với áp lực của hệ thống.
+ Cuối cùng là chọn hãng sản xuất nổi tiếng trên thị trường và tìm các nhà cung cấp, phân phối chính hãng tại Việt Nam để được giá ưu đãi và chính sách bảo hành tốt nhất.
Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng
Khi lắp thì cần lắp đúng hướng ra vào của khí nén. Chiều đồng hồ thì phải lắp ở các vị trí mà chúng ta quan sát được để kịp xử lý các tình huống khi cần.
Sau khi lắp xong phải chạy thử để kiểm tra đồng hồ có hoạt động hay không, thông số hiển thị có chính xác với thông số người dùng cần không. Nếu có sự sai lệch thì cần phải hiệu chỉnh ngay. Núm điều chỉnh nằm ở trên đầu của 1 bộ điều chỉnh, vặn sao cùng chiều kim của đồng hồ thì lực nén căng, tăng áp lực khí. Nếu vặn ngược chiều kim đồng hồ thì nó sẽ giảm áp lực khí đi.
Thiết bị không nên làm việc quá tải bởi nếu lâu dài thì sẽ xuất hiện hỏng hóc.
Cần bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh bụi bẩn để có thể giúp thiết bị luôn trong trạng thái sạch sẽ cũng như phát hiện các hư hỏng để sửa chữa, thay thế kịp thời.
Khi vận hành, người dùng cần theo dõi đồng hồ để biết tăng giảm áp bao nhiêu và đưa ra hướng xử lý, kiểm tra kịp thời.
Các thương hiệu van điều áp khí nén uy tín
Người mua có thể tham khảo một số loại bộ chỉnh áp khí nén sau đây:
Bộ điều áp khí nén SMC
SMC đến từ Nhật Bản với: Bộ AR series có kích thước cổng M5x0.8, 1/2, 1/4, 1/8, 3/4, 3/8 hay điều áp tinh chỉnh SMC IR, bộ điều áp chân không SMC IRV…
Van điều áp khí nén Airtac
Khách hàng có thể chọn các loại: SR200-08, BR3000, GR400-15, GR200, BR4000… đến từ Đài Loan với giá thành phải chăng.
Van điều áp khí nén STNC
STNC là 1 hãng quen thuộc tại Việt Nam với các bộ TR – điều áp thông thường, TYH – điều áp áp cao, TRY – điều áp loại lớn, TIR, LR, GR hoặc nó được tích hợp với lọc nước để hình thành bộ lọc ba, bộ lọc đôi.
Bộ chỉnh áp khí nén Festo
Bộ điều áp LR, LRS, LRB, LRBS-D… hoặc kết hợp với lọc để hình thành bộ thiết bị LFR/LFRS-D, FRC/FRCS-D… vừa lọc vừa chỉnh áp.
Nếu bạn muốn tư vấn và đặt hàng 1 bộ điều chỉnh áp suất khí nén thì hãy liên hệ với TKĐ nhé.