Tần số là gì? Những thông tin cơ bản của tần số

Bạn đã nghe đến tần số tuy nhiên bạn có biết gì về công thức tính toán hay các loại tần số thường gặp. Đặc biệt hơn, bạn có thắc mắc tại sao nước ta lại sử dụng dòng điện tần số 50Hz thay cho điện 60Hz không? Nếu tất cả những câu hỏi trên khiến bạn cảm thấy hứng thú thì đừng bỏ lỡ bài viết của ThuyKhiDien hôm nay nhé.

tần số

Tìm hiểu tần số

Trong đời sống, tần số là khái niệm chúng ta nghe nhiều nhưng ít được chú ý đến. Nó chủ yếu được dùng trong kỹ thuật, sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử, thiết bị vô tuyến.

Tần số là gì?

Tần số chúng ta nghe nhắc đến rất nhiều lần, vậy nó là gì? Nó chính là số lần của 1 hiện tượng nào đó lặp lại trên 1 đơn vị thời gian cụ thể.

Ví dụ như về đèn chớp nháy thì khoảng thời gian được xác định là khoảng thời gian giữa 2 lần chớp nháy còn tần số chính là tổng số lần chớp nháy trong mỗi giây mà đếm được.

Để có thể tính được tần số thì người ta sẽ chọn một khoảng thời gian là 1 phút, 10 phút, 1 tiếng… rồi đếm số lần xuất hiện của hiện tượng ấy trong khoảng thời gian. Cuối cùng sẽ thực hiện phép chia số này cho khoảng thời gian đã chọn ấy. Càng nhiều chu kỳ diễn ra trong 1 giây thì tần số đo được càng cao.

Đơn vị đo tần số sẽ là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Tần số kí hiệu là gì? Đó chính là Hz. Người ta chọn Hz để làm đơn vị trong hệ thống đo lường quốc tế để biểu thị số lần dao động thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị này được đặt theo tên của 1 nhà vật lý người Đức. Theo ông Heinrich Rudolf Hertz thì 1 Hz cho biết tần số lặp lại của 1 sự việc bằng đúng 1 lần trong mỗi giây.

Ta có công thức: 1 Hz = 1 / s

tần số là gì

Một số khái niệm liên quan

Ngoài ra, một số nơi người ta sử dụng đơn vị khác như:

+ Số nhịp đập một phút gọi tắt là bpm viết đầy đủ là beats per minute: dùng cho nốt trong âm nhạc, nhịp tim của con người, động vật,…

+ Số vòng quay một phút gọi là rpm viết tắt của revolutions per minute: chuyên dùng cho tốc độ động cơ,…

+ Trong tiếng anh, tần số là Frequency hoặc 1 số vùng gọi là Pules. Nếu gọi tần số của 1 vật nào đó 60Hz thì chúng ta cũng có thể gọi là 60 Pulse tùy vào quan điểm của mỗi người.

Xem thêm: RFID là gì? Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của RFID

Các loại tần số thường gặp

Trên thực tế, con người chúng ta thường gặp 3 loại sau đây:

Tần số quét màn hình là gì?

Khi nhắc đến các thiết bị điện tử có màn hình như: Tivi, máy tính bảng, máy tính bàn, laptop, smartphone… thì chúng ta thường nghe đến tần số quét. Nó liên quan đến thông số kỹ thuật.

Dù thiết bị có sử dụng màn hình LED hay sử dụng màn LCD thì đều cần biết tần số quét.

Tần số quét màn hình sẽ thể hiện được lượng khung hình có thể phát trong 1 giây đồng hồ. Như chúng ta đã biết, các đoạn phim sẽ được phát thông qua cách lật khung hình. Nếu số lượng khung hình lật càng nhiều hơn, tốc độ lật nhanh hơn thì chất lượng của video từ đó cũng tốt hơn, hình mượt, không bị gián đoạn giống như trước đây.

Một số loại tần số quét màn hình phổ biến trên các thiết bị điện tử như: 60Hz, 120Hz, 144Hz… tương đương với số lượng khung hình chạy trên màn hình là 60, 120, 144… trong một giây đồng hồ.

tần số quét màn hình là gì

Tần số âm thanh con người nghe được

Con người có thể nghe được những âm thanh có tần số dao động từ 20Hz đến 20000Hz. Thực tế âm thanh là dạng năng lượng mà con người cảm nhận bởi thính giác, thông qua các sóng lan truyền trong không gian và đến với màng nhĩ.

Tần số của âm thanh sẽ có các đặc điểm sau:

+ Tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm. Chúng ta có thể cảm nhận âm ở mức tần số này, không thể nghe được âm thanh đó.

+ Tần số trên 20000Hz thì gọi là siêu âm. Chúng ta cảm nhận được nhưng không thể nghe được.

Ngoài những người có thể nghe được âm trong khoảng 20Hz đến 20000Hz thì có những người do cơ địa đặc biệt, họ có thể nghe được âm thanh ở tần số thấp hơn hoặc cao hơn.

tần số âm thanh con người nghe được

Tần số dòng điện

Tần số của mạng lưới điện dân dụng là 50Hz. Trong 1/50s, dòng điện sẽ quay về trạng thái ban đầu của nó hay được hiểu đơn giản hơn là trong 1 giây đồng hồ thì dòng điện sẽ lắp lại 50 lần.

Trong dòng điện người ta phân thành điện 1 chiều, điện xoay chiều.

Điện 1 chiều

Biên độ của dòng điện 1 chiều là đường thẳng, nó có cường độ không thay đổi theo thời gian và đi theo 1 hướng nhất định. Vì thế mà tần số của nó có giá trị là 0.

Điện xoay chiều

Nếu thể hiện trên sơ đồ thì biên độ của dòng điện có hình sin. Nó di chuyển đối xứng với nhau ở nửa chu kỳ âm, nửa chu kỳ dương.

Frequency của dòng điện xoay chiều sẽ là một con số khác 0, thường thì là 60Hz, 50Hz.

Nếu người ta nói tần số dòng điện là 60Hz thì trong 1 khoảng thời gian 1/60s thì dòng điện sẽ quay về trạng thái ban đầu. Để đơn giản hơn, khách hàng có thể hiểu là có 60 lần lắp lại trạng thái ban đầu của dòng điện trong 1 giây.

tần số dòng điện

Những công thức tính tần số

Để tính được frequency thì người dùng có thể dựa vào các công thức cơ bản sau:

Dựa vào bước sóng

Nếu dựa vào bước sóng thì chúng ta có công thức tính như sau:

f = V / λ

Nó được tính dựa trên vận tốc dao động và bước sóng.

Trong công thức này thì:

+ V là vận tốc của sóng

+ λ là bước sóng

+ f là tần số

Ta có thể quy đổi đơn vị bước sóng sang đơn vị m khi cần thiết. Khi bước sóng đã tính toán ở dạng nano mét thì chắc chắn khi tính toán chúng ta phải đổi đơn vị chuẩn ra mét. Cách đơn giản là lấy giá trị chia cho số nanomet trong 1 met là ra kết quả.

Lưu ý: Khi giá trị của bạn đang tính toán lớn hoặc bé thì hãy chuyển giá trị về 1 dạng số liệu khoa học, thông số chuẩn thì việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.

Dựa trên thời gian hoặc chu kỳ

Thời gian và tần số là 2 đại lượng cần thiết để tính được dao động sóng, tuy nhiên hai đại lượng này tỉ lệ nghịch với nhau.

Người ta có thể sử dụng công thức:

f = 1 / T

Trong đó:

+ f là tần số

+ T chính là chu kỳ thời gian

Sau khi biết được thời gian cần để 1 dao động hoàn thành thì ta chỉ cần lấy nghịch đảo của 1 chu kỳ thời gian là cho ra kết quả.

Nếu chu kỳ thời gian có được là chu kỳ của tổng các dao động thì lấy số dao động chia cho tổng chu kỳ thời gian.

Đơn vị của công thức này chính là Hz.

Dựa trên tần số góc

Nếu có sẵn tần số góc của sóng thì để tìm tần số chuẩn của sóng, ta có thể dùng công thức sau:

f = ω / (2π)

Trong đó:

+ f là tần số chuẩn

+ ω là tần số góc

+ π chính là hằng số pi

Để có được mẫu số thì ta chỉ cần lấy 3.14 nhân với 2 khá đơn giản.

Dựa trên sóng điện từ trong chân không

Công thức tính sóng điện từ trong môi trường chân không sẽ không giống với công thức trong môi trường bình thường.

Trong môi trường chân không thì vận tốc sóng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các yếu tố.

Vì thế, công thức tính toán như sau:

f = C / λ

Trong đó:

+ C là vận tốc của ánh sáng.

+ λ là bước sóng.

+ f là tần số.

Vận tốc sóng điện từ sẽ ngang với vận tốc ánh sáng.

Tương tự như các lưu ý trên thì nếu như bước sóng ở đơn vị micromet thì nên chuyển đổi về đơn vị mét để dễ tính toán ra kết quả hơn nhé.

Tần số 39hz có ý nghĩa gì?

Đôi lần chúng ta nghe đến tần số 39Hz trên các bài viết mạng xã hội facebook, zalo… Vậy thì cụm tùm này có liên quan gì đến tần số như tần số dòng điện 50Hz, 60Hz hay không? Nó có ám chỉ đến tần số của sóng vô tuyến không? Câu hỏi này là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng.

Tần số 39Hz xuất hiện đầu tiên và được các bạn biết đến thông qua vlog của nhóm 1977. Đây là 1 nhóm sáng tạo về nội dung với những clip mang đến tiếng cười, phong cách xưa cũ nhưng không quên cập nhập những trend mới, công nghệ và xu hướng hiện tại.

Trong câu nói: Mày đang sử dụng 39Hz để giao tiếp đấy à? Có nhắc đến tần số 39Hz. Cụm từ này độc đáo và mang ý nghĩa thâm thúy khi có liên quan đến biểu hiện lươn lẹo.

tần số 39hz

Chúng ta hãy cùng phân tích 39Hz là gì? Theo khoa học đã được nghiên cứu và chứng minh thì đây là 1 frequency tiêu chuẩn dùng trong máy phát hiện nói dối.

Với 1 người bình thường, đối với 1 sự việc có thật, trung thực thì khi thử nghiệm với máy, kết quả sẽ là 39Hz trở xuống. Kết quả này chỉ cao đối với những người có sự biểu hiện gian đối, không trung thực.

Vì thế mà khi nói 39Hz thì nó không phải chỉ thông tin là tần số sóng vô tuyến, dòng điện mà đang ám chỉ bạn hay ai đó đang có hành vi, lời nói che giấu đi sự thật, hay nói các khách chính là sự lươn lẹo.

Hướng dẫn cách phân biệt tần số 50hz và 60hz

Để có thể phân biệt được đâu là tần số 60Hz, đâu là 50Hz thì khách hàng cần biết được:

+ Moment của 2 dòng điện 60Hz và 50Hz cũng khác nhau. Trong 1 giây, giá trị hiệu dụng của dòng điện có tần số 60Hz cao hơn so với điện 50Hz.

+ Tần số 60Hz thì sẽ có tốc độ nhanh hơn so với dòng 50Hz.

+ Những đường dây truyền tải và có phân khối thì trở kháng của đường dây sẽ tăng hơn 20% nên gây sụt áp cao hơn. Khi dung kháng đường dây giảm 20% thì ảnh hưởng đến lưới điện nhiều hơn. Lúc này do hiệu ứng bề mặt tăng lên nên yêu cầu thiết diện dây cũng phải tăng lên.

+ Đối với các máy phát, động cơ thì yêu cầu luôn phải chạy nhanh hơn nên khi thiết kế, thi công nhiều tiền hơn do kỹ thuật phải tính được lực ma sát, lực ly tâm.

+ Các thiết bị đóng cắt của dòng có tần số 60Hz thì nhanh hơn tốc độ, thời gian so với dòng tần số 50Hz. Vì thế mà mạng lưới hệ thống bảo vệ thiết bị loại 60Hz luôn nhanh hơn, năng suất hơn so với loại còn lại.

+ Các động cơ 60Hz luôn có tốc độ chạy cao hơn so với động cơ chạy 50Hz. Vì hệ thống cơ khí của động cơ được chú trọng thiết kế tốt hơn, chi tiết và thành phần đắt tiền hơn.

+ Đối với các máy biến áp thì cần có sự cân đối thép và đồng. Dù ta có thể giảm được khối lượng đồng hay khối lượng đồng. Hệ 60Hz thì sẽ tiết kiệm được nguyên liệu, vật tư khi chế tạo hơn nhưng tổn thất trên đường dây lại nhiều.

Vì sao Việt Nam lại sử dụng dòng điện tần số 50hz hơn 60hz?

Ở Việt Nam và các nước ở Đông Nam Á thì dòng điện có tần số 50Hz phổ biến hơn so với dòng điện 60Hz.

việt nam dùng dòng điện tần số 50hz hơn 60hz

Nguyên nhân là vì sao?

+ Bởi vì đa phần các nước trên thế giới đều sử dụng 1 dòng điện có tần suất 50Hz. Vì thế mà nước ta tìm mua hay nhập khẩu các thiết bị tương thích đều rất dễ dàng. Từ đó giúp cho việc lắp đặt thiết bị được an toàn, hiệu quả và năng suất hơn.

+ Dòng điện ở tần số 60Hz thì luôn yêu cầu có sự cách điện cao hơn so với 50Hz. Vì thế ở nước ta, người ta sử dụng điện 50Hz để tiết kiệm các chi phí nhất khi xây lắp các công trình.

+ Trong khi truyền tải dòng điện thì kinh phí bỏ ra với dòng điện 220V/50hz sẽ ít hơn. Bởi vì với điện áp càng cao thì việc sụt giảm áp càng thấp đi. Nếu hệ thống 110V/60hz tuy an toàn về mặt điện áp nhưng do không sử dụng các dây tiếp địa nên sẽ xảy ra hiện tượng chạm pha. Những thiết bị bảo vệ vì không xảy ra ngắn mạch nên sẽ không tác động. Điện áp 220V/50 Hz tuy nguy hiểm hơn về điện áp nhưng khi có va chạm xảy ra thì những thiết bị điện trong hệ thống sẽ được bảo vệ ngay lập tức.

Hy vọng những thông tin mà Thủy Khí Điện mang đến sẽ giúp khách hàng có thể hiểu thêm về tần số, điện năng để ứng dụng thêm vào trong sản xuất, đời sống.

5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *