RFID là gì? Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của RFID

Bạn đã nghe đến RFID chưa? Nó chính là 1 hệ thống được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, đời sống hiện nay. Nếu vẫn chưa thì hãy cùng Thủy Khí Điện tìm hiểu thông tin về đặc điểm, nguyên lý, cách đọc và dải tần hoạt động của RFID nhé.

RFID

mã giảm giá lazada

RFID là gì?

RFID là viết tắt của từ gì? Tên đầy đủ của nó là Radio Frequency Identification. Nó chính là nhận dạng qua tần số vô tuyến. Đây là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định cũng như theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.

Hiểu đơn giản hơn là kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa. Cho phép dữ liệu trên 1 con chip được đọc chính xác thông qua 1 cách không tiếp xúc với đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách 50cm đến 100m. Con người sẽ dùng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.

Ưu điểm của nó chính là không tiếp xúc trực tiếp, không sử dụng mã vạch.

RFID là gì

Tìm hiểu hệ thống RFID

Hệ thống RFID là gì?

Một hệ thống RFID sẽ gồm các thiết bị gì?

Nó gồm:

– Thẻ RFID: Nó là RFID Tag hay còn được gọi là transponder, là một dạng thẻ gắn chíp + Anten.

Thẻ RFID dùng thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm. Nếu như chúng ta phải đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, thì nó cho phép thông tin truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không có tiếp xúc vật lý nào.

Thẻ RFID có ứng dụng phong phú như: quản lý hàng hóa siêu thị, nhà kho, quản lý nhân sự, theo dõi động vật trong trang trại hoặc động vật hoang dã, làm thẻ hộ chiếu, quản lý xe…

– Thiết bị đọc thẻ RFID: Có tên gọi khác là đầu đọc – reader. Nó dùng để đọc thông tin từ các thẻ. Thiết bị có thể thể đặt cố định hoặc lưu động.

– Server: Là bộ phận nhu nhận, xử lý dữ liệu để phục vụ cho nhu cầu giám sát, thống kê hay điều khiển,..

– Antenna: Chính là thiết bị dùng để liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Khi thiết bị đọc phát xạ ra các tín hiệu sóng để kích hoạt, truyền nhận thẻ.

Hệ thống RFID

Đặc điểm của hệ thống RFID

Hệ thống RFID có đặc điểm sau:

+ Tần số được sử dụng trong hệ thống là 125Khz hoặc 900Mhz.

+ Hệ thống dùng hệ thống không dây thu phát sóng radio nên không sử dụng những tia sáng như máy mã vạch.

+ Thông tin được truyền qua ở các khoảng cách nhỏ mà không phải tiếp xúc vật lý nào.

+ Người dùng có thể đọc được thông tin bởi RFID xuyên qua môi trường như: Tuyết, bê tông, sương mù, sơn, băng đá hay ở trong môi trường đặc biệt mà mã vạch không thể mang lại hiệu quả.

Nguyên lý hoạt động RFID

Thiết bị RFID sẽ phát ra sóng điện từ ở 1 tần số nhất định. Khi RFID tag ở trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này, thu nhận nguồn năng lượng từ đó sẽ phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình. RFID reader sẽ nhận biết được tag nào nằm trong vùng kiểm soát hoạt động.

Nguyên lý hoạt động RFID

Các khoảng cách đọc chuẩn của RFID

Khoảng cách đọc phụ thuộc nhiều vào 1 số thông tin, các điều kiện cụ thể hay phụ thuộc vào Passive tag hay Active tag.

Thẻ Passive tag khoảng cách đọc sẽ <3 feet, thay đổi theo dải tần số của đầu đọc.

RFID dùng dải tần UHF nên khoảng cách đọc lớn hơn, nó có thể đọc hệ thống có khoảng cách 300 feet (100m) tùy vào ứng dụng.

Dải tần hoạt động của hệ thống RFID

Dải tần hoạt động RFID như sau:

+ Tần số thấp Low frequency 125 KHz: Đặc điểm dải đọc ngắn và tốc độ đọc thấp.

+ Dải tần cao High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn, tốc độ đọc trung bình. Hiện tại thì phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.

+ Dải tần cao hơn High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình nhưng tốc độ đọc thì từ trung bình đến cao. Đa số thẻ Active đều dùng tần số này.

+ Dải siêu cao tần UHF frequency 868 – 928 MHz: Đặc điểm là dải đọc rộng, tốc độ đọc cao. Đa phần thẻ Active, 1 số sẻ Passive cao tần sẽ sử dụng dải này.

+ Dải vi sóng Microwave 2.45 – 5.8 GHz: Nó có dải đọc rộng tốc độ đọc lớn.

mã giảm giá shopee

Ưu, nhược điểm của RFID

Ưu điểm

RFID có rất nhiều ưu điểm mà chúng ta có thể liệt kê đến như:

+ Người dùng có thể dễ dàng viết lại hay sửa đổi dữ liệu trên thẻ. Đối với những ứng dụng mà thẻ di chuyển bằng thùng. Việc sửa đổi dữ liệu trên sàn cửa hàng giúp thể có ích hơn trong khi theo dõi các hoạt động sản xuất, so với dùng 1 bộ phận hay sản phẩm cụ thể.

+ Không thiết lập đường ngắm. Nếu như cần theo dõi nơi nhãn của mã vạch che hoặc các ứng dụng mà có 1 phần được sơn lên hay khi tiếp xúc thực hiện quy trình bảo dưỡng bị phá hủy hay hỏng nhãn mã vạch thì RFID là lựa chọn tốt nhất. Thẻ này sẽ giữ nguyên vị trí, người dùng đọc nắm bắt mã nhanh, không lo lắng về tầm nhìn.

+ Tăng cường khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng. Khi quét mã vạch thì nó yêu cầu hành động của con người để cung cấp vị trí. Các lần quét đó xảy ra không liên tục nhau. RFID thì việc theo dõi được tự động hóa. Và nó cho phép cung cấp khả năng hiển thị chi tiết cho những hoạt động sản xuất bằng việc cập nhật thời gian.

+ Tiết kiệm chi phí do phần cứng RFID có giá rẻ, dễ dàng đặt mua và phù hợp với tình hình tài chính của mọi người.

+ Hợp lý hóa theo dõi tài sản tại các công ty. Họ sử dụng RFID để theo dõi pallet, container và 1 số tài sản, thiết bị đắt tiền. Nhờ có RFID mà ta có thể truy nguyên nguồn gốc của container, nội dung bên trong cũng như tối ưu hóa sử dụng tài sản, không mua tài sản hay máy móc không cần thiết.

+ Kiểm soát số lượng hàng tồn kho dễ dàng hơn. RFID giúp tự động hóa những công việc mà trước đây làm thủ công theo phương pháp truyền thống nên giảm chi phí nhân công. Số lượng hàng hóa tồn trong kho được kiểm đếm nhanh.

Ưu điểm RFID

Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm nhưng RFID vẫn có các nhược điểm như:

+ Giá thành đắt hơn so với mã vạch. Nếu chúng ta gắn thẻ RFID cho các sản phẩm hoàn chỉnh ở cấp độ vật phẩm rẻ tiền thì tốn chi phí lớn. Nó lại có thể cung cấp ROI thông qua việc gắn thẻ hàng hóa hay thiết bị, bộ phận đắt tiền. Nó còn dùng trong trường hợp vòng kín tài sản có thể tái sử dụng, chi phí của thẻ được khấu hao trong suốt 1 thời gian dài.

+ Thẻ RFID cung cấp rất nhiều dữ liệu hơn so với mã vạch nên hệ thống của bạn phải có hệ thống xử lý, quả lý dữ liệu tốt để biến thành thông tin hữu ích, tránh lãng phí.

+ Những đối tác thương mại họ k dùng RFID vì để có được lợi ích đầy đủ thì nhà cung cấp hay người dùng cần gắn thẻ, đọc thẻ RFID.

+ Nhìn chung thì RFID phức tạp hơn so với mã vạch. Chương trình đọc nó cũng phải được cấu hình cần thận nhằm đảm bảo quét thành công 100 phần trăm các thẻ. Một số môi trường làm việc liên quan hóa chất, kim loại hay chất lỏng cũng cản trở hiệu quả của công nghệ RFID.

Ứng dụng trong sản xuất của RFID

Công nghệ RFID sẽ hỗ trợ và giúp đỡ con người rất nhiều nhất là trong sản xuất và đời sống, giảm thiểu sử dụng máy móc và thay thế bằng hệ thống thiết bị hiện đại.

+ Đối với sản xuất các sản phẩm theo dây chuyền thì RFID sẽ dùng thay thế cho các thể Kaban, kiểm soát dây chuyền sản xuất tốt hơn, làm rõ những bán thành phẩm nào đang được gia công ở công đoạn nào và nắm bắt được thời gian thực. Bên cạnh đó, nó còn giúp tránh những lỗi phát sinh hay còn tồn đọng khi bán thành phẩm đang ở trên dây chuyền.

ứng dụng trong sản xuất của RFID

+ Đối với công việc quản lý kho thì hệ thống RFID được dùng để phân loại những vật tư, sản phẩm có trong kho chứa thông qua hệ thống tag RFID được gắn lên từng thiết bị, vật tư.

Những dữ liệu thực tế: vị trí, phân loại, số lượng được thu thập để lưu trữ và hiển thị tại máy chủ kho nên công tác xuất nhập kho được kiểm soát chặt chẽ, chính xác.

ứng dụng RFID trong quản lí kho hàng

+ Trong bảo quản, vận chuyển thì hệ thống RFID sẽ dùng theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và thu thập thông tin, truyền dữ liệu về trung tâm kiểm soát. Từ đó, con người sẽ giúp kiểm soát tốt tình hình và có điều chỉnh thích hợp.

Trên đây là những thông tin và RFID hy vọng sẽ giúp các bạn tiếp cận với hệ thống này được dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả khi sử dụng.

5/5 (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *