Các đơn vị đo điện là gì? Nó gồm những đơn vị quen thuộc nào? Đó có phải là thông tin mà bạn đang tìm kiếm không? Nếu phải thì chắc chắn bài viết này sẽ giúp bạn biết cách quy đổi, ký hiệu, các công thức, chần chờ gì mà không cùng Thủy Khí Điện khám phá nào.
Các đơn vị đo điện là gì?
Trong tính toán kỹ thuật thì chúng ta sử dụng các đơn vị đo điện. Đơn vị đo điện là đơn vị thể hiện các tiêu chuẩn của dòng điện như: Điện dung, cường độ dòng điện, công suất, điện dung, điện trở, tần số, độ dẫn điện, điện cảm.
Trên các thiết bị điện, sơ đồ hệ thống hay trên máy móc chúng ta sẽ có được thông tin cụ thể và chính xác. Việc nắm các đơn vị đo điện sẽ giúp cho khách hàng có thể lựa chọn đúng thiết bị để lắp đặt mới hoặc thay thế được hiệu quả và năng suất.
Đối với mỗi thiết bị, mỗi 1 hệ thống thì sẽ có 1 đơn vị khác nhau với ký hiệu riêng. Các đơn vị đo điện sẽ liên quan với nhau và được tính theo công thức chuẩn, được quy đổi với nhau. Thông dụng nhất hiện nay chính là Vôn.
Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo ngay bảng tổng hợp dưới đây của chúng tôi.
Thông số điện | Đơn vị đo lường | Ký hiệu | Miêu tả |
Vôn | Volt | E hoặc V | Công thức
V = I x R |
Cường độ dòng điện | Ampe | A | Công thức
I = V : R |
Điện trở | Ohm | R hoặc Ω | Công thức tính
R = V : I |
Độ dẫn điện | Siemen | ʊ | Đối ứng của kháng
G = 1 : R |
Điện dung | Farah | C | Công thức tính
C = Q : V |
Sạc | Coulomb | Q | Công thức
Q = C x V |
Điện cảm | Henry | L hoặc H | Đơn vị điện cảm đó là
V L = -L (di / dt) |
Công suất | Watts | W | P = V x I hoặc I 2 x R |
Trở kháng | Om | Z | Đơn vị kháng AC
Z 2 = R 2 + X 2 |
Tần số | Hertz | HZ | Đơn vị tần số ƒ = 1 ÷ T |
Bội số và hệ số của đơn vị đo điện
Trong các đơn vị đo điện thì chúng ta sẽ gặp nhiều giá trị điện tối đa, giá trị điện tối thiểu khác nhau. Đặc biệt là nhiều số giúp không xác định được các số thập phân hay dùng như 0.01 Ω hay lớn hơn là 1000.000 Ω. Vì thế mà khi xác định được giá trị của số sẽ khó khăn hơn. Và người ta đã sử dụng bộ số, submultiple của đơn vị tiêu chuẩn cụ thể để giúp xác định giá trị số khi khó nhận biết được vị trí dấu thập phân.
Tiếp đầu ngữ | Ký hiệu | Hệ số | Sức mạnh |
Terra | T | 1.000.000.000.000 | 10^12 |
Giga | G | 1.000.000.000 | 10^9 |
Mega | M | 1.000.000 | 10^6 |
kilo | k | 1.000 | 10^3 |
centi | c | 1/100 | 10-2 |
mili | m | 1/1000 | 10-3 |
Vi mô | µ | 1/1000.000 | 10-6 |
Nano | n | 1/1000.000.000 | 10-9 |
Pico | p | 1/1000.000.000.000 | 10-10 |
Chúng ta có thể quy đổi như sau:
- 1 kv = 1000 volts = 1 kilo volts
- 1 mA = 1/1000 Ampe
- 47 k Ω = 47 nghìn Ω = 47 kilo ohms
- 1kW = 1 kilowatt = 1000 Watts
- 100 uF = 100 micro – farads = 100/1000000 Farad
Tìm hiểu các thông số điện
Thông số điện năng sẽ bao gồm: Vôn, cường độ dòng điện, điện dung, điện trở, độ dẫn điện, công suất, điện cảm. Cụ thể là:
Vôn
Vôn là đơn vị quen thuộc. Nó được ký hiệu là V, chỉ điện áp hay điện suất động, hiệu điện thế của dòng điện. Vôn sẽ biểu thị cho các electron chuyển động ở trong dây dẫn. Ngoài ra thì trong 1 số phương trình, công thức trên sách vở, người ta còn ký hiệu là E.
Hiệu điện thế Vôn sẽ tính bằng cường độ dòng điện đem nhân với điện trở công thức.
V = I x R
Cường độ dòng điện
Thứ 2 là cường độ dòng điện. Nó chính là sự di chuyển của các hạt electron tự do đi bên trong các dây dẫn điện. Vậy tính cường độ dòng điện bằng công thức nào?
Người ta sẽ lấy hiệu điện thế chia cho điện trở. Cường độ được ký hiệu là I, đơn vị đo là ampe A. Cụ thể, công thức như sau:
I = U / R (A)
Điện trở
Điện trở là 1 đơn vị đặc trưng cho tính cản trở của dòng điện. Điện trở càng lớn thì điện áp sẽ càng nhỏ và khi điện trở càng nhỏ thì điện áp càng lớn.
Điện trở được tính bằng hiệu điện thế chia cho cường độ dòng điện có ký hiệu R, đơn vị là ôm (Ω).
Chúng ta có thể áp dụng công thức:
R = V / I (Ω)
Độ dẫn điện
Bạn đã bao giờ nghe đến độ dẫn điện chưa? Đó chính là độ dẫn trong những môi trường khác nhau khiến các hạt electron hoặc dòng điện di chuyển chậm hoặc nhanh hơn, nhiều hay ít hơn. Nó tính được trong từng môi trường và để nhận xét là có độ dẫn điện tốt, kém hay ổn định.
Độ dẫn điện có ký hiệu là G. Khi muốn tính độ dẫn điện thì sẽ lấy 1 chia cho chính điện trở:
G = 1 / R
Công suất
Công suất sẽ giúp người vận hành biết được năng lượng hay công làm biến đổi trong 1 đơn vị thời gian nhất định. Công suất là 1 đơn vị mà chúng ta thường bắt gặp nhất trên các thiết bị, máy móc công nghiệp và đời sống. Nó có ký hiệu là P, đơn vị tính là W.
Công thức áp dụng:
P = I 2 x R (W) hoặc P = V x I
Đầy đủ các thông số thì sẽ giúp kết quả tính chính xác hơn cũng như nhanh chóng hơn.
Điện cảm
Tiếp theo là 1 thông số cũng rất hay gặp trong đời sống đó là điện cảm. Điện cảm là đơn vị được sử dụng trong 1 cuộn cảm. Nó là phụ kiện được tạo ra khi chúng ta cho dây dẫn điện quấn nhiều vòng quanh 1 trụ. Từ đó, từ trường được sinh ra ngay khi có dòng điện chạy qua.
Điện cảm được ký hiệu bằng chữ L và có đơn vị đo là Henry viết tắt là H. Điện cảm khi ứng dụng trong thực tế sẽ tính theo công thức:
VL = -L (di / dt)
Điện dung
Cuối cùng chính là điện dung. Nó sẽ được đo bằng farad. Cụ thể là bằng lượng điện tích Q nên có thể lưu trữ trong 1 tụ điện hoặc thiết bị chia cho điện áp xác định E, đặt trên thiết bị hay các bản tụ khi sạc được tích điện năng.
Vậy điện dung sẽ được tính theo công thức nào:
C = Q / E
Việc linh hoạt sử dụng công thức và quy đổi đơn vị thì sẽ giúp bạn có 1 kết quả chính xác nhất. Nếu thấy bài viết này hay thì chần chờ gì mà không chia sẻ đến mọi người xung quanh bạn nhé.