Chắc không ít khách hàng ở đây sẽ thắc mắc: Có bao nhiêu loại van công nghiệp phổ biến trên thị trường? Và để trả lời câu hỏi đó, đừng bỏ lỡ bài viết ngày hôm nay của chúng tôi nhé, sẽ có những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm!
Van công nghiệp là gì?
Van công nghiệp là 1 thiết bị cơ khí quen thuộc khi xuất hiện trong hầu hết các hệ thống thủy lực từ nhỏ đến lớn. Chức năng của van rất đa dạng: Cung cấp, phân phối dòng lưu chất, điều chỉnh lưu lượng và áp suất của dòng chất trong đường ống, đảm bảo an toàn, ổn định để hệ thống làm việc.
Tùy vào vị trí lắp, môi chất, đặc điểm môi trường và yêu cầu công việc mà khách hàng có thể cân nhắc sử dụng các loại van công nghiệp cho phù hợp.
Các loại van công nghiệp
Trên thị trường, có hàng ngàn van công nghiệp các loại với model, kiểu dáng, chức năng chuyên dùng trong công nghiệp. Chúng tôi sẽ tổng hợp với giới thiệu 20 loại cơ bản, thông dụng nhất, cụ thể gồm:
Van bi – Ball Valve
Nhờ vào quả cầu có đục lỗ xoay mà van bi hoạt động. Khi lỗ trên quả cầu này trùng với đường ống dẫn chất thì dòng chất sẽ chảy qua. Thông thường, van bi thường hoạt động với nhiệt độ tầm -25 độ C đến 220 độ C với góc xoay nhỏ hơn hoặc bằng 90 độ, rất thích hợp cho hệ thống gas, khí đốt.
Van cổng – Gate Valve
Nhiều người gọi van cổng là van chặn, van cửa, chức năng chính của nó là đóng mở toàn bộ để cho phép hoặc chặn dòng chất đi qua. Do cánh của van hoạt động lên xuống thẳng đứng nhờ vào sự tác động lực của tay quay nên khá giống với 1 cánh cổng nên cái tên đó đã ra đời.
Van được sử dụng phổ biến trong các đường ống nước với đường kính từ DN 15 đến DN 500. Cấu tạo gồm: Đĩa, đệm làm kín, tay quay, thân, mặt bích, đế. Một số hãng sản xuất mà khách hàng có thể tham khảo như: Rinko, Aut, Arv, Ekoval…
Van bướm – Butterfly Valve
Thiết kế các cửa van giống cánh bướm nên nó có tên gọi là van bướm. Chức năng của van đó là đóng mở để điều tiết, cung cấp dòng chất trong hệ thống. Ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Khi người dùng sử dụng lực để gạt hoặc xoay cần thì van sẽ mở để dòng chất đi qua.
Van kim – Needle Valve
Đối với các hệ thống làm việc với áp cao nhưng lưu lượng nhỏ thì người ta sẽ sử dụng van kim. Van chỉ cho phép dòng chất đi qua với lưu lượng rất nhỏ nên thích hợp cho những hệ thống cần điều chỉnh lưu lượng chính xác.
Đặc điểm: Cửa van bé, phần đóng mở của van là 1 thanh trụ nhỏ dài nên lượng khí đi qua van kim nhỏ hơn so với van bi, van cầu hay van bướm.
Van màng – Diaphragm Valve
Van màng sử dụng các màng cao su để chặn mở dòng lưu chất. Đây là điều khác biệt với những loại van công nghiệp khi chúng sử dụng chi tiết kim loại.
Chuyển động màn là chuyển động tịnh tiến, màng cao su nên độ đàn hồi rất tốt. Khi van bị tác động lực, màng van sẽ bị ép xuống thành ống đối diện và van chặn dòng chất thành công.
Van cầu – Globe Valve
Tên gọi của van là do vỏ van có dạng bầu tròn. Hai nửa thân trên và dưới của van ghép lại với nhau tạo nên 1 khối hình cầu. Cấu tạo của nó gồm: Nút, đế, thân, nắp, đệm phớt làm kín. Van có thể được sử dụng để đóng mở cung cấp dòng chất và điều chỉnh dòng chất nhằm phục vụ công việc.
Với van này, người dùng có thể lắp mặt bích hoặc vặn ren. Một số loại van cầu hiện có trên thị trường: Van cầu yên ngựa, van cầu hơi, van cầu chữ S…
Van phao – Float Valve
Nếu dạo quanh các hồ chứa nước, bể chứa chất lỏng trong nhà máy công nghiệp, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều van phao được sử dụng. Chức năng của van này đó là báo mức nước trong bể, kiểm soát lượng nước và ổn định mực nước cho hệ thống bơm làm việc.
Sau khi đã cài đặt mức nước, trong quá trình vận hành nếu mức nước đạt giá trị cài đặt thì van sẽ hạ xuống hay nâng lên để điều khiển hoạt động đóng mở của dòng chảy một cách kịp thời.
Ngoài dùng trong nhà máy công nghiệp thì van phao còn dùng trong các bể nước của hộ gia đình, khu chung cư…
Van giảm áp – Pressure Reducing Valve
Tên gọi của van cũng đã cung cấp cho chúng ta biết được một phần chức năng của nó đó là: điều chỉnh và giảm áp. Sao cho, áp suất ở cửa ra của van luôn nhỏ hơn áp suất ở cửa vào.
Thường người ta sẽ lắp van giảm áp tại các nhánh của đường ống sao cho đảm bảo từ 1 nguồn áp cao có thể cấp cho nhiều thiết bị áp thấp làm việc hiệu quả.
Van an toàn – Safety Valve
Van an toàn là loại van thường đóng, tức nghĩa là ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Van công nghiệp này hoạt động theo cơ chế tự động mở- đóng dựa vào áp lực của chất.
Khi áp lực đầu vào của van bị tăng cao và vượt mức áp cài đặt thì các lá van sẽ được điều chỉnh để xoay mở cho dòng chất chảy qua để về thùng chứa nhằm hạ áp suất. Việc này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi áp suất về dưới mức cài đặt, cửa van đóng.
Chính vì nó có thể làm việc tự động mà loại van này được lắp nhiều trong các nồi hơi, bể hóa chất, bình chứa khí để ngăn ngừa tình trạng cháy nổ, hư hỏng do áp tăng quá nhanh và đột ngột.
Van y lọc – Y-strainer Valve
Van Y lọc có hình dáng thiết kế khá giống với chữ Y. Van có chức năng đặc biệt hơn khi lọc các chất thải có trong dòng chất như: tạp chất, đất cát, sợi ni lông, mảnh vỡ nhựa… nhằm tránh tắc nghẽn trong đường ống dẫn và cung cấp dòng chất có độ sạch cao.
Vì vậy mà người ta thường lắp các van y lọc tại đầu vào của hệ thống đường ống hoặc đầu vào của các van công nghiệp quan trọng khác hoặc trước các thiết bị như: đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo lưu lượng, máy bơm… Size van đa dạng từ DN 5-DN610 để khách hàng có thể lựa chọn.
Van cửa – Slide Valve
Slide valve là van cửa. Đặc điểm của nó là có các cửa van được thiết kế hình chữ nhật hoặc hình tròn. Khi hoạt động, van sẽ nâng, hạ cửa van để cho dòng chất đi qua hoặc chặn dòng chất trong đường ống. Van cửa thường dùng cho các hệ thống chất lỏng: nước, hóa chất, dầu…
Ưu điểm lớn nhất của nó là: Giảm chi phí cho hệ thống khi vận hành, tiết kiệm được nguồn năng lượng do ma sát ở van rất thấp.
Van chân rọ hút – Foot Valve
Van chân rọ hút hay rọ hút có tên tiếng anh là foot valve, đây là loại van công nghiệp không hoạt động độc lập mà phải kết hợp với các thiết bị khác như chõ bơm, van 1 chiều, lưới mắt cáo. Chức năng của nó sẽ giúp giữ lại những tạp chất có trong dòng như: rác thải, chất rắn, cặn bã, mảnh vỡ…
Loại van này được ứng dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải, bơm hút nước giếng, bơm nước công trình, bơm hút tại các bể thải đã qua xử lý.
Van búa nước – Water Hammer Arrister
Một số nơi, người ta gọi van búa nước là van chống va hoặc van búa nước giảm chấn. Van được thiết kế nhằm tự động ngăn ngừa và giảm tác động của hiện tượng búa nước.
Cụ thể, hiện tượng búa nước chính là sự tăng lên đột ngột của áp lực dòng chất ở bên trong đường ống. Khi hệ thống ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Khi áp lực của chất giảm xuống dưới mức cài đặt ban đầu thì van sẽ mở cửa tự động. Nếu lúc này, áp lực của các phần tử nước, chất lỏng va vào nhau liên tục, tác động lên đường ống khiến cột áp nước xả qua van, van sẽ đóng lại.
Van chặn – Stop Valve
Loại van công nghiệp stop valve làm nhiệm vụ ngăn chặn sự rò rỉ có thể xảy ra của dòng chất trong đường ống. Trong trường hợp cần thiết, van có thể mở 100% để dòng chất lưu thông. Vì công dụng của van mà 1 số người gọi van này là van 2 chiều…
Van có thiết kế tay vặn để thuận tiện trong các môi trường nước thải, nước sạch, hóa chất 1 cách linh động. Vật liệu sản xuất thường được sử dụng đó là: Gang, đồng, thép không rỉ.
Van xả tràn – Deluge Valve
Van xả tràn hay còn gọi là van tràn. Đây là 1 thiết bị mở nhanh, tự động làm việc để điều chỉnh áp suất ở cửa vào.
Loại van này chúng ta thường thấy nhất là trong các hệ thống phòng cháy chữa chát. Khi có cháy, tín hiệu sẽ được truyền đến van. Lúc này, van xả tràn sẽ nhanh chóng xả nước cho các đầu phun hoạt động.
Van xả áp – Blowoff Valve
Tên gọi khác của van xả áp đó chính là van an toàn thủy lực, có nhiều nơi gọi là van an toàn phòng cháy. Đây là loại van công nghiệp có nhiệm vụ xả dòng nước, chất lỏng ra đường ống khi áp suất đột ngột tăng cao. Van được dùng nhiều trong những hệ thống chữa cháy, phòng cháy tại bệnh viện, trung tâm thương mại…
Van xả khí – Air Vent Valve
Nếu bạn muốn xả một lượng khí dư thừa trong đường ống ra môi trường bên ngoài để cân bằng và ổn định áp suất bên trong hệ thống thì sử dụng van xả khí là giải pháp đơn giản, hiệu quả nhất.
Thường thì khi tích tụ nhiều túi khí bên trong khiến áp lực tăng lên nhanh chóng và đe dọa vỡ đường ống, gây hậu quả nghiêm trọng.
Van dao – Knife Valve
Những lá van của loại van cửa này được thiết kế giống hình dạng lưỡi dao. Chúng hoạt động lên xuống theo đúng chiều của tay quay khi xoay.
Van dao thường được dùng trong những hệ thống nước, hơi của nhà máy giấy, sản xuất mía đường, xi măng, đóng tàu…
Van 1 chiều – Check Valve
Check valve là van được thiết kế để dùng trong các hệ thống đường ống. Van này sẽ giúp dòng chảy đi theo 1 chiều duy nhất. Ngăn chặn hiệu quả dòng chảy ngược khiến ô nhiễm nguồn, hỏng bơm. Không những vậy, nó còn giúp kiểm soát dòng chảy trong đường ống, hạn chế sự rò rỉ có thể gây thấy thoát lưu lượng, áp suất.
Van 1 chiều có rất nhiều loại như: Van 1 chiều lò xo, 1 chiều xoay, 1 chiều bi, 1 chiều cầu, 1 chiều mỏ vịt, 1 chiều màng…
Ứng dụng của van 1 chiều phong phú: Hệ thống thông gió, trạm nguồn thủy lực, hệ thống xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước trong nhà máy.
Van điện từ – Solenoid Valve
Loại van thông dụng nhất chính là các van điện từ phân phối. Chức năng của nó là phân phối và kiểm soát dòng lưu chất qua van. Đặc điểm của nó là sử dụng lực từ trường để điều khiển đóng mở các cửa van.
Điểm nổi bật của thiết bị này đó là: Hoạt động chính xác, rất nhanh chóng khi chuyển đổi trạng thái làm việc, làm việc tự động dựa trên cơ chế tác động điện dòng 24v, 12v, 220v, 110v.
Van điện từ thường có những size phổ thông: 13, 17, 21, 27, 34… Các van điện từ khí nén, van điện từ thủy lực có ứng dụng rất phong phú.
Van tiết lưu – Thermostatic Valve
Van tiết lưu thủy lực hay van tiết lưu khí nén đều là thiết bị được chế tạo nhằm điều chỉnh lượng lưu chất đi qua van. Từ đó, người dùng có thể điều chỉnh tốc độ cũng như thời gian làm việc của các thiết bị chấp hành, động cơ.
Lưu lượng sẽ tỉ lệ thuận với tiết diện mở của van. Nếu van mở càng lớn thì dòng chất đi qua van càng nhiều và ngược lại.
Cách sử dụng và vận hành van công nghiệp
Trong van công nghiệp, người ta sẽ phân chia thành các loại có đường kính nhỏ và đường kính lớn.
+ Những van có đường kính thuộc loại nhỏ từ DN15-DN100 thì sẽ vận hành bằng tay như: gạt, quay.
+ Những van có kích thước lớn hơn DN 100, kích thước khủng thì việc đóng mở van bằng tay sẽ rất bất tiện, tốn nhiều sức lực và thời gian nhất là khi làm trong những môi trường độc hại và công việc nặng nhọc. Những lá van khổng lồ có kích thước hàng chục kilogam trở lên sẽ là cản trở lớn. Vì thế mà có nhiều cách như:
Với van công nghiệp mà con người lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho con người tiếp cận, trên trụ van sẽ được lắp thêm động cơ điều khiển điện để van có thể tự động làm việc.
Những nơi khó hơn như cửa đập thủy điện, đường ống hóa chất, cửa xả nước thải…thì tay quay của van công nghiệp sẽ biến thành bánh răng, nối với dây xích để kết nối với hệ thống truyền động.
Ở những hệ thống nằm sâu dưới dại dương, lòng hồ, lòng đất thì cần van sẽ được thiết kế nối với 1 ống nhỏ, việc điều chỉnh thực hiện gián tiếp thông qua đường ống này.
Ứng dụng van công nghiệp
Van công nghiệp được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau không chỉ dừng lại ở hệ thống sản xuất, chế biến công nghiệp mà còn ứng dụng trong đời sống.
Cho đường ống
Tùy theo hệ thống mà chiều dài của đường ống khác nhau, có khi lên đến hàng trăm kilomet. Đây là 1 thành phần quan trọng đối với các hệ thống.
+ Đầu vào lắp các van điều tiết, cung cấp dòng chất: Van bướm, van cổng, van bi, van cầu.
+ Ở đoạn giữa lắp van chỉnh áp cửa ra: Van giảm áp, van an toàn, van điện từ, van xả khí.
+ Đầu ra ống: Lắp van xả.
Cho dầu khí
Đối với các nhà máy dầu khí thì hệ thống đường ống rất phức tạp. Yêu cầu của van và các thiết bị được sử dụng phải đáp ứng làm việc trong giếng khoan sâu, chi phí thấp, đường ống dài.
Bên cạnh đó, nhiệt làm việc cao lên đến 1000 bar, áp suất lớn 500 bar, môi trường độc hại nên van công nghiệp được dùng vì nó có thể điều khiển từ xa và chống chịu tốt.
Cho thực phẩm, đồ uống
Đối với các hệ thống sản xuất nước giải khát, chế biến thức ăn…thì van sẽ làm việc trực tiếp với các chất, nguyên liệu thực phẩm: đường mía, rỉ mật, nước, soda, hơi nước… Người ta sẽ dùng van vi sinh.
Những van tiếp xúc với thực phẩm thì phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bên trong van phải được gia công mịn nhằm tránh tích tụ vi khuẩn hoặc các hạt bẫy.
Cho ngành sinh học
Các van công nghiệp dùng cho ngành hóa chất, sinh học phải có khả năng làm việc tốt trong điều kiện khắc nghiệt, hạn chế rò rỉ, kiểm soát dòng chảy chính xác. Trong các nhà máy sinh học, hóa chất, phụ gia công nghiệp, van phải được làm sạch, khử trùng vệ sinh để làm việc với áp suất, nhiệt cao, chất ăn mòn mạnh. Đây là tính năng rất quan trọng.
Tiêu chuẩn van công nghiệp
Mỗi một van công nghiệp trước khi đến tay của khách hàng đều phải trải qua một quá trình sản xuất và kiểm tra nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn để có thể tạo ra 1 sản phẩm uy tín. Tùy theo hãng cũng như xuất xứ mà các van có thể đạt các tiêu chuẩn như:
- AWWA American Water and Wastewater works Association – Hiệp hội về nước và nước thải công trình Hoa Kỳ
- ISO International Standards Organization – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
- API American Petroleum Institute – Viện dầu mỏ Hoa Kỳ
- ANSI American National Standard Institute – Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ
- EN European National Standards – Tiêu chuẩn quốc gia châu Âu
- Inc ISA Instrument Society of America – Viện dụng cụ Hoa Kỳ KS Korean Standards – Tiêu chuẩn Hàn Quốc
- ASTM American Society for Testing and Materials – Hiệp hội Hoa Kỳ về kiểm định và Vật liệu
- ASME American Society Mechanical Engineers – Hiệp hội Kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ
- DIN Germany Standards – Đức Tiêu chuẩn
- MSS Manufacturers Standardization Society of the valve and fittings industry – Hiệp hội tiêu chuẩn các nhà sản xuất của van và phụ kiện ngành công nghiệp
- BSI British Standards Institute – Viện Tiêu chuẩn Anh
- FCI Fluid Control Institute
- JIS Japan Industrial Standards – Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản
- Inc – Viện kiểm soát chất lỏng
Ngoài ra, van cũng phải đạt các tiêu chuẩn về kích thước cơ bản như:
- Tiêu chuẩn Mỹ: ANSI ( ANSI 150#, ANSI 300#, ANSI 600#…)
- Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS (JIS10K, JIS 20K, JIS 30K…)
- Tiêu chuẩn các nước châu Âu DIN (PN10, PN16, PN25, PN40…)
Lưu ý khi mua van công nghiệp
Có 4 điều mà chúng ta cần hết sức chú ý khi muốn mua van công nghiệp để lắp mới, thay thế cho hệ thống của mình.
Chuẩn kết nối và kích thước
Các chuẩn kết nối: Nối hàn, nối bích, nối kẹp, nối ren. Tiêu chuẩn này cơ bản để giúp lựa chọn các thiết bị bởi nó đại diện cho sự kết nối của đường ống với các thiết bị lắp trên nó.
Tiêu chuẩn kết nối, kích thước sẽ có: Số lỗ, tâm lỗ, độ dài khác nhau nên lựa chọn đường ống và van phải cùng tiêu chuẩn.
Môi chất sử dụng
Van là một thiết bị có nhiều linh kiện, chi tiết ghép lại với nhau, chúng được gọi là phần tử. Các phần tử được làm từ nhiều chất liệu: Inox, đồng, thép, gang, cao su… Vì thế mà phải xác định môi chất là gì để có thể lựa chọn van có chất liệu tương ứng.
Lưu ý: Nếu môi chất là nước thì chọn van inox thông thường, vòng đệm làm bằng cao su tổng hợp. Nếu môi chất là chất ăn mòn nhẹ thì chọn van làm từ inox NBR, EPDM. Nếu môi chất là chất ăn mòn cao thì van làm bằng inox có phủ Teflon. Không sử dụng van nước dùng cho môi trường axit đậm đặc.
Nhiệt độ và áp suất
Mỗi một loại van sẽ có mức chịu nhiệt, áp lực khác nhau. Hai yếu tố này luôn đi song song với nhau. Nếu chọn van đúng áp và đúng nhiệt độ không chỉ giúp van làm việc hiệu quả mà còn tăng độ bền.
Nếu bạn cần van cổng 220 độ C và áp 250 bar nhưng lại lựa van có áp 220 bar và nhiệt 200 độ C thì chắc chắn van sẽ nhanh chóng hỏng hóc. Và lúc này bạn sẽ mắc lỗi là mua sai thông số kỹ thuật.
Thương hiệu và nguồn gốc
Nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua của khách hàng. Là người mua, ai cũng muốn sở hữu van chất lượng với mức giá thành phải chăng nên cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Khách hàng có thể chọn van công nghiệp các loại chất lượng cao của: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc cũng có thể chọn những van có giá thành phải chăng như: Trung Quốc, Malaysia…