Van 2 chiều là gì? Sự khác nhau giữa van 1 chiều và 2 chiều

Bạn biết đến van 2 chiều nhưng đã nắm được sự khác nhau thực tế của van này và van 1 chiều chưa? Nếu có cùng thắc mắc với ThuyKhiDien thì hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài chia sẻ này nhé.

van 2 chiều

Van 2 chiều là gì?

Van 2 chiều là dòng van công nghiệp chuyên sử dụng cho môi trường khí, nước, hơi.

Nếu như van 1 chiều thì nó chỉ cho dòng lưu chất đi qua theo 1 hướng nhất định, ngăn không cho dòng chất chảy theo hướng ngược lại. Van hai chiều thì hoàn toàn khác, nó đóng mở lưu chất 2 chiều, van cho dòng lưu chất có thể đi ra, đi vào theo cả 2 chiều của nó.

Van 2 chiều là tên gọi chung cho những van như van bi, van cổng, van bướm… Van cho dòng phép lưu chất lưu thông cả 2 chiều. Tùy vào từng hệ thống, điều kiện và các yêu cầu công việc mà chúng ta phải lựa chọn loại van cho phù hợp.

Trong hệ thống hiện nay, người ta thường dùng van cổng hoặc van bướm hơn. Van bi do cấu tạo và giá thành nên nó chỉ được ưu tiên dùng cho hệ thống vừa và nhỏ.

Tất cả các van hai chiều đều có thể lắp thêm 1 bộ truyền động để hỗ trợ. Lúc này, các van có thể làm việc 1 cách tự động mà không cần con người phải trực tiếp điều khiển. Đây là 1 điều rất có lợi nhất là khi dùng van trong môi trường độc hại, thiếu khí, dưới hầm mỏ…

Tùy theo nhu cầu mà người mua có thể chọn van 2 chiều điều khiển điện 220v, 24v hoặc van điều khiển khí nén.

Thông tin kỹ thuật van hai chiều

  • Kích cỡ: DN15 – DN500
  • Áp suất làm việc: Từ PN 10 đến PN 25
  • Vật liệu sản xuất: Thép, gang, nhựa, inox, đồng
  • Nhiệt độ làm việc: Từ 0 độ C đến 200 độ C
  • Kiểu lắp đặt: Lắp ren vặn hoặc lắp mặt bích
  • Môi chất: Nước thải, nước sạch, hóa chất lỏng, khí, gas, dầu, nhớt
  • Tình trạng hàng hóa: Có sẵn
  • Chế độ bảo hành: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng tùy hãng
  • Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

thông tin kỹ thuật van hai chiều

Các dòng van 2 chiều hiện nay

Hiện nay trên thị trường có các dòng van 2 chiều mà theo chúng tôi nó được sử dụng nhiều, dễ dàng bắt gặp như sau:

Van bi

Van bi có lẽ là loại quen thuộc nhất với chúng ta khi nó được dùng nhiều không chỉ trong công nghiệp mà còn trong sản xuất. Van bi 2 chiều được phân thành: van hai chiều tay gạt và tay quay.

Van được cấu thành từ nhiều vật liệu khác nhau như: Inox, thép, đồng, gang, nhựa… đem đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Quả bi của van được đục 1 lỗ rỗng xuyên tâm, trục van, thân van, tay vặn hoặc tay quay. Van bi có cơ chế mở và đóng van với góc quay từ 0 đến 90 độ.

van bi 2 chiều

Van bướm

Tiếp theo là van bướm, đây là 1 loại van có thể lắp đặt cả 2 chiều mà con người không cần phải xác định chiều của dòng chảy lưu chất.

Van có bộ phận là đĩa van hay còn gọi cánh van, nó được thiết kế đóng mở giống như cánh của con bướm bướm bên được gọi là van bướm.

Đĩa van bướm lắp đúng theo quy định, nó có thể xoay quanh trục với những góc khác nhau sao cho khi đóng mở sẽ từ 0 độ đến 90 độ.

Van này được cấu tạo với bộ phận chính là bộ truyền động và thân van, đĩa van, gioăng làm kín, trục van. Bộ truyền động có thể là khí nén hoặc là điện.

van bướm 2 chiều

Van cổng

Loại thứ 3 mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn là van cổng. Đây là 1 van được thiết kế có cánh van đóng mở dựa trên cơ chế nâng lên để mở, cho dòng lưu chất đi qua và hạ xuống đóng, ngăn không cho đi qua.

Van cổng có rất nhiều loại, được thiết kế để sử dụng cho các hệ thống công nghiệp như:

  • Van cổng tay vặn, van cổng tay quay.
  • Van cổng điều khiển bằng điện, van cổng điều khiển bằng khí nén.
  • Van cổng nắp chụp.
  • Van cổng gang, inox, đồng, thép.
  • Van cổng lắp mặt bích, van cổng nối ren.

van cổng 2 chiều

Van cầu

Loại van công nghiệp 2 chiều cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu hôm nay là van cầu. Nó tham gia trong các hệ thống để giúp đóng, ngăn chặn dòng chảy của lưu chất, có thể là khí, chất lỏng, hơi.

Van cầu 2 chiều còn tham gia vào công việc điều tiết lưu lượng nhờ vào chính thiết kế đặc biệt ở bên trong.

Chúng ta cần chú ý, van cầu thì phải được lắp sao cho đúng với chiều của dòng chảy. Van được ứng dụng ở các hệ thống xử lý nước thải, cấp nước sạch, cấp khí nén, hơi nóng của lò hơi, gas, hóa chất, xăng dầu, nhớt…

van cầu 2 chiều

Ứng dụng van hai chiều

Trên thực tế, van 2 chiều có ứng dụng rất phong phú đặc biệt trong các hệ thống công nghiệp với nhiệm vụ là đóng mở dòng lưu chất đi qua van.

Hệ thống cấp thoát nước

Van được lắp trong hệ thống xử lý nước thải, cấp nước sạch… tại các nhà máy nước, trạm xử lý nước của khu công nghiệp, khu chế xuất. Những van thông thường được dùng trong hệ thống này là van cổng, van bướm.

Đối với van hai chiều dùng trong ứng dụng cấp nước sạch để phục vụ sinh hoạt, sản xuất thì nên làm từ gang để dày dặn, cứng cáp, chống oxi hóa tốt và không bị hỏng do va đập. Những ứng dụng nước thải, hóa chất thì nên dùng inox.

Hệ thống khí nén, hơi

Với những công việc sử dụng hơi, khí nóng thì chắc chắn nhiệt độ và áp suất sẽ cao. Những loại van thường được sử dụng và đáp ứng được yêu cầu của khách đó là van bi, van cầu hơi.

Nó sẽ đảm bảo van làm việc ổn định, đóng mở chính xác, ít xảy ra sự cố.

Hệ thống công nghiệp khác

Van tham gia vào hệ thống cấp khí, phân phối hơi của các máy móc khí nén phục vụ trong các nhà máy như: lắp ráp xe ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng…

ứng dụng van hai chiều

Điểm khác nhau giữa van 1 chiều và van 2 chiều

Tên gọi của van cũng đã cho chúng ta biết được điểm khác nhau cơ bản của nó.

+ Van hai chiều là loại van mà dòng lưu chất đi qua được 2 đầu của van, chảy 2 chiều van. Van này thì sẽ thông dụng hơn nhất trong những hệ thống dân sinh hoặc công nghiệp. Ưu điểm của nó chính là sử dụng dễ dàng, đóng mở và ngăn chặn các dòng chất chảy trong hệ thống, phù hợp với nhiều vị trí và môi trường.

+ Van 1 chiều là loại van cho dòng chất đi theo 1 chiều duy nhất, không bị chảy ngược trở lại. Nó là van có chức năng bảo vệ cho bơm, dùng cho hệ thống có áp suất cao chống nước dội ngược trở lại. Thường sẽ được lắp đặt trước các thiết bị dẫn lưu chất để giảm thiểu sự cố.

Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình chọn mua, sử dụng van hai chiều cho hệ thống.

5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *