Chắc hẳn các bạn đã nghe máy uốn ống nhưng vẫn chưa hiểu được thật sự đó là thiết bị gì, hoạt động ra sao? Loại nào thích hợp để uốn sắt, inox, thép, đồng, kẽm nhôm. Nếu bạn thắc mắc thì hãy cùng tìm hiểu với Thủy Khí Điện qua bài chia sẻ này nhé!
Máy uốn ống là gì?
Máy uốn ống là 1 công cụ được con người chế tạo nhằm uốn cong thanh, ống kim loại để tạo nên các góc độ hay đường cong theo yêu cầu. Hoạt động của máy ổn định dựa trên lực tác dụng từ nhiều nguồn khác nhau và hỗ trợ của các kiểu khuôn uốn khác nhau để tạo nên đoạn uốn đẹp, không bị móp méo. Tùy theo từng công việc mà người ta có thể dùng máy uốn ống mini hay các loại cỡ lớn, size đặc biệt với lực lên đến hàng chục tấn.
Ứng dụng của thiết bị này rất phong phú. Có thể nói các máy uốn khá đa năng khi dùng trong các hệ thống tự động sản xuất ô tô, các phương tiện chuyên dụng trong nông nghiệp, đóng tàu thuyền, công nghiệp hàng không vũ trụ và đặc biệt là công trình kiến trúc, nội thất, ngoại thất.
Thiết bị này ra đời đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người lao động và các chủ doanh nghiệp khi không chỉ sử dụng hiệu quả sức lực, thời gian và còn đảm bảo năng suất và độ an toàn.
Tại sao nên sử dụng máy uốn ống
Việc sử dụng các máy chuyên dụng uốn ống đã trở nên quen thuộc trong các nhà máy, xưởng sản xuất sao cho thành phẩm đúng với yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được lý do tại sao con người lại chọn thiết bị này thay cho những phương pháp thủ công trước đây.
+ Những ống cần uốn thì đều là có chất liệu kim loại hoặc hợp kim kích thước lớn và độ cứng cao. Nếu uốn bằng sức lực của người lao động thì vừa mất thời gian, kém an toàn lại không đạt yêu cầu, móp méo nhiều.
+ Thiết bị này ra đời dựa trên nguồn thủy lực, điện để giúp tạo đường cong trên ống theo mong muốn.
+ Do 1 máy có thể có nhiều khuôn phù hợp nên các đường cong khi uốn ống mềm mại, lượn đẹp mắt.
+ Từ đó chủ xưởng sẽ tiết kiệm được nhân công, thời gian và đem lại lợi ích kinh tế.
Nguyên lý hoạt động máy uốn ống
Một máy uốn ống hoạt động khi nó được cung cấp các nguồn lực khác nhau để làm cong các thanh ống bằng kim loại dưới sự hỗ trợ của những khuôn uốn để tạo thành những sản phẩm theo yêu cầu, đúng kỹ thuật và hình dạng.
Nguồn lực chính của máy uốn thủy lực có thể là bơm khí nén, bơm tay hay bơm điện. Nhiệm vụ của các bơm này đó là tạo lực đẩy để làm cong các thanh, ống bằng chất liệu: Đồng, nhôm, sắt.
Ngoài ra, dòng máy uốn bằng điện sử dụng 1 hoặc 3 con lăn chạy liên tục để uốn thanh vật liệu thành những đường cong như dự định.
Phân loại máy uốn ống
Mỗi một công việc khác nhau thì dựa trên tính chất, đặc điểm, yêu cầu mà lựa chọn loại máy uốn ống sao cho phù hợp. Hiện nay, có 2 loại máy uốn phổ biến trên thị trường: Loại bằng thủy lực và bằng điện.
Máy uốn ống thủy lực
Vận hành bằng thủy lực thì máy uốn được chia thành 3 loại: Bằng bơm tay, bằng khí nén và bằng bơm điện.
Bằng tay
Loại máy uốn ống thủy lực bằng tay rất phổ biến trên thị trường bởi vì không cần thao tác phức tạp là đã có thể uốn ống theo yêu cầu. Các máy này sẽ tích hợp sẵn các bơm tay thủy lực. Thân máy và khuôn được làm từ thép, hợp kim nên độ cứng và độ bền người dùng hoàn toàn yên tâm.
Khả năng uốn tốt với lực đạt từ 13 đến 23 tấn, dễ dàng uốn các ống vật liệu kim loại có đường kính từ 21.3mm đến 108mm nhanh chóng.
Bằng bơm điện
Loại máy uốn ống bằng bơm điện thủy lực có tốc độ nhanh nhất, nổi bật hơn hẳn so với loại bằng tay hoặc bằng khí nén. Điểm ưu việt của thiết bị này đó là: Chuyên dùng cho những ống có đường kính lớn. Máy có hiệu quả làm việc cao, thích hợp đặt ở những không gian rộng rãi, giúp người dùng có thể sử dụng và tiết kiệm hợp lý thời gian, công sức.
Tuy nhiên, để máy hoạt động thì cần phải có bơm điện nên người dùng cần đầu tư thêm chi phí để mua sắm nên cần tính toán trước khi có quyết định.
Bằng khí nén
Ưu điểm của máy uốn bằng khí nén đó là: Hiệu suất làm việc cao, tốc độ uốn cũng như khả năng uốn tốt hơn sơ với loại máy vận hành bằng lực cơ tay. Bên cạnh đó, máy kết cấu đơn giản, thiết kế có tính thẩm mỹ.
Vì vậy mà thiết bị này thường dùng trong nhà xưởng, môi trường sản xuất chuyên nghiệp.
Máy uốn ống bằng điện
Máy uốn ống 1 trục
Máy uốn ống 1 trục là loại bán tự động. Điều đó có nghĩa là trong quá trình vận hành vẫn còn cần đến bàn tay con người để thao tác thủ công 1 số việc như thay đổi hướng của ống. Do sử dụng bằng điện năng nên người dùng cũng không cần tốn quá nhiều sức lực.
Người dùng tùy theo yêu cầu công việc mà có thể trang bị thêm các bảng điều khiển để cài đặt khả năng hồi về và góc uốn. Máy có thể đạt góc uốn tối đa lên đến 180 độ, một số dòng có thể đạt 200 độ dễ dàng. Máy sử dụng động cơ điện 3 pha rất tiện dụng. Vì thế mà nó được ứng dụng để uốn các chi tiết của thiết bị nội ngoại thất…
Những máy chính hãng có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu uốn số lượng lớn, thời gian ngắn nhưng vẫn đạt chất lượng uốn.
Máy uốn ống 3 trục
Đối với những nhà máy mà công việc đặc thù cần uốn các ống có kích cỡ lớn bằng thép hoặc sắt thì máy uốn loại 3 trục là lựa chọn rất hợp lý.
+ Thiết kế khủng, chắc chắn và cứng cáp nên không bị tác động bởi các yếu tố hóa học, vật lý.
+ Máy được phun sơn màu đen, xám, vàng… để chống oxi hóa và tạo thiết kế bắt mắt.
+ Máy có thể làm việc ở điện áp 220v hoặc 380v nên chỉ cần cung cấp nguồn điện ổn định thì quá trình uốn cong sắt thép sẽ diễn ra liên tục, trơn tru tiết kiệm được chi phí vận hành và thời gian từ đó mang đến nhiều lợi ích hơn.
+ Hiệu suất được người dùng đánh giá tốt.
+ Trọng lượng vừa phải từ 250 – 270 kg tùy theo hãng.
+ Loại này có 3 con lăn nên khả năng uốn đa dạng từ loại tròn đến dạng hộp vuông với các kích cỡ đai uốn: 16, 19, 22, 25, 32, 38, 51, 63, 76.
Tuy nhiên giá thành của thiết bị này khá đắt, nguồn hàng khan hiếm hơn nên để lựa chọn sản phẩm tốt cần tìm địa chỉ cung cấp uy tín, minh bạch để tránh lãng phí tiền bạc.
Máy uốn ống bằng tay
Ưu điểm nổi bật của loại máy uốn: Kích thước và trọng lượng của máy nhỏ nên thích hợp cho những công việc có tính cơ động. Nó chuyên dùng cho uốn cong các ống kim loại làm bằng sắt thép có đường kính không quá lớn. Lực để uốn cũng vừa phải.
Máy uốn bằng tay này rất dễ sử dụng, ngay cả những người mới tiếp cận. Bởi vì nhỏ gọn nên nó thường dùng nhiều trong các xưởng sửa chữa, hộ gia đình.
Các lưu ý khi dùng máy uốn ống
Máy chuyên uốn ống cũng tương tự với các thiết bị khác nên cũng có những điều nên làm, những điều tránh để quá trình sử dụng mang thuận tiện và mang lại năng suất cao.
Những điều nên làm
Sau một thời gian dài đồng hành và hỗ trợ các khách hàng, chúng tôi rút ra được 8 điều nên làm để tăng hiệu quả sử dụng và kéo dài tuổi thọ của máy uốn ống thép như sau:
+ Giữ máy uốn ống, chi tiết và bộ phận của máy được sạch sẽ. Điều này sẽ giúp máy an toàn và đạt hiệu suất cao khi hoạt động. Khi phát hiện có bất kỳ sự cố nào thì phải dừng máy để sửa chữa ngay.
+ Giữ tay tránh va chạm với con lăn, khuôn ống khi đang vận hành.
+ Vị trí đặt nên để trong không gian phù hợp, nhiều ánh sáng nhưng không để nắng trực tiếp chiếu vào.
+ Đảm bảo luôn trong trạng thái vận hành tốt, âm thanh không kêu.
+ Nên đặt tại nơi bằng phẳng, nền bê tông để tạo vững chắc.
+ Nên kiểm tra xem khuôn uốn đã đặt đúng vị trí trên piston, trục lăn đã được gắn vào khung hay không để ghim và máy hoạt động.
+ Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người không sử dụng và máy khi máy đang được vận hành.
Lưu ý cần tránh
Bên cạnh những điều nên làm được nêu ở trên thì chúng ta có đến bảy điều không được làm mà chúng ta cần tránh:
+ Không vận hành máy nếu phát hiện có sự cố hoặc hỏng hóc.
+ Không được nạp vào máy các loại dầu khác như: Dầu phanh, dầu số mà chỉ sử dụng duy nhất dầu thủy lực.
+ Không để vượt quá công suất quy định của máy được hãng khuyến cáo trong catalog.
+ Không tự ý thay đổi các van điều chỉnh áp lực trên máy
+ Không cho phép các cá nhân chưa có kiến thức về thủy lực, chuyên môn về máy vận hành.
+ Không sử dụng máy uốn ống sắt, đồng… cho mục đích nào khác ngoài việc uốn ống.
+ Không bảo quản máy tại nơi ẩm thấp nên chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và nên để piston dầu được hạ xuống cho an toàn.
Cách sử dụng máy uốn ống
Nếu bạn cần một cung cấp độ uốn một cách nhất quán và chính xác khi làm việc với ống nhôm, đồng, thép thì sử dụng máy uốn ống. Cách sử dụng máy cũng đơn giản, không phức tạp như các bạn thường nghĩ:
+ Bước đầu là chọn loại máy thích hợp, đáp ứng những yêu cầu về sản phẩm và đặc điểm công việc.
+ Thiết lập và cài đặt máy.
+ Thực hiện đánh dấu điểm tham chiếu, dấu chỉ đường.
+ Căn chỉnh sao cho đúng vị trí, chằn ống vào máy.
+ Bắt đầu khởi động máy và quá trình uốn diễn ra.
+ Sau khi kết thúc thì lấy ống ra khỏi máy.
Người dùng cần hết sức lưu ý tránh quá tải, quá công suất bởi nó không chỉ ảnh hướng chất lượng ống sau uốn mà còn làm giảm tuổi thọ nặng nề.
Cách chọn máy uốn ống phù hợp
Có 9 yếu tố mà khi chọn loại máy chuyên dụng uốn ống bạn cần phải quan tâm, đó là:
1. Đường kính ống
Đường kính ống là yếu tố đầu tiên khi lựa chọn máy. Nó cũng chính là điểm phân biệt máy uốn này với máy uốn khác.
Thông số đường kính ống bao gồm: Đường kính trong, đường kính ngoài. Những máy phù hợp khi nó có thể xử lý hiệu quả toàn bộ phạm vi đường kính ống cần uốn. Nếu máy quá lớn thì vừa lãng phí tiền bạc lại có năng suất thấp và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Trên thực tế, chúng tôi thường khuyên khách hàng của mình nên chọn những máy công suất lớn để chuyên uốn các ống tròn đường kính nhỏ, độ dày lớn hoặc ống có độ cứng cao.
2. Độ dày ống
Khi xem xét một máy chuyên uốn ống thì người mua phải xác định được độ dày của ống cần uốn. Bởi vì ống có độ dày càng lớn thì khi uốn yêu cầu lực lớn, thời gian uốn lâu hơn, thao tác cũng khó khăn hơn.
Tuy nhiên, những ống có độ dày thành mỏng thì khi uốn có nguy cơ nhăn hoặc rách. Đó cũng là lý do mà máy uốn CNC bán chạy hơn các loại khác bởi nó có thể kiểm soát được quá trình uốn, trục uốn và lực uốn.
3. Chất liệu ống
Tính chất của ống cần phải chú trọng, nhất là độ dẻo của kim loại. Vật liệu ống càng dẻo thì khả năng uốn cong càng dễ dàng, lực uốn cũng không cần quá lớn, ví dụ như: Đồng, nhôm, sắt, thép cacbon thấp. Vì thế mà người ta thường đặt tên máy kèm với tên chất liệu ống uốn: Máy uốn ống nhôm, đồng, inox…
Những ống được là từ thép cacbon, titan hợp kim hay hợp kim thép thì việc uốn sẽ khó khăn hơn, tốn nhiều lực hơn. Và để khắc phục được tình trạng này thì người ta dùng uốn đẩy. Vì những vật liệu này có độ đàn hồi cao nên khi thao tác sẽ bù lại lò xo.
4. Hình dạng ống
Dựa trên hình dạng sản phẩm ống sau khi hoàn thành sẽ tìm được máy uốn thích hợp. Những ống đơn giản, có hình dạng cơ bản thì các loại máy trên thị trường đều có thể đáp ứng. Những ống định hình không tiêu chuẩn thì máy uốn phải tùy chỉnh kích thước của khuôn, lực uốn, thay đổi phụ kiện của máy để uốn các ống theo yêu cầu đúng hình dạng không tiêu chuẩn.
5. Sai số
Không chỉ riêng với máy dùng uốn ống mà các máy móc, thiết bị đều có sự sai số. Những máy có độ sai số nhỏ thì khả năng làm việc chính xác càng cao. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ giống với mẫu hơn và có chất lượng cao hơn.
Điều này cực kỳ quan trọng nhất với những ngành công nghệ cao, đòi hỏi tỉ lệ sai số nạp liệu, sai số góc uốn, sai số chiều dài cắt ống chỉ từ ±0.1° hoặc ±0.1mm như sản xuất ô tô, lắp ráp linh kiện điện tử, vũ trụ, hàng không.
6. Số lượng khuôn
Dựa trên số lượng khuôn thực tế mà người mua sẽ đánh giá được khả năng lắp đặt được bao nhiêu khuôn uốn trên máy. Một máy uốn có các ngăn xếp dụng cụ chồng lên nhau, có nhiều khuôn thì nó cho phép hoàn thành công việc với các bán kính khác nhau chỉ trong 1 lần thiết lập. Không chỉ vậy, nó còn giảm thời gian xử lý vật liệu, tăng độ chính xác khi làm việc.
Riêng đối với các máy có nhiều dụng cụ uốn loại tự động thì nó còn cho phép thợ máy tự do thiết kế khi có nhu cầu uốn các ống khác loại, khoảng cách giữa các lần uốn có thể giảm bằng 0.
7. Tốc độ uốn
Một máy phù hợp là khi nó có tốc độ uống đáp ứng yêu cầu công việc. Tốc độ uốn sẽ thể hiện cho năng suất của máy cũng như thời gian làm việc. Những máy có tốc độ cao thì thời gian thi công sẽ rút ngắn. Vì thế mà nó tiết kiệm được thời gian, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sản phẩm.
8. Chất lượng uốn
Yếu tố tiếp theo mà chúng ta cần hết sức chú ý đó là: Chất lượng uốn của máy.
Tuy nhiên, chất lượng này chúng ta không thể sử dụng 1 cái nhìn tuyệt đối mà cân nhắc giữa: Độ mịn, độ xước và độ biến dạng của sản phẩm sau khi hoàn thành.
Trong một số trường hợp như sản xuất linh kiện ô tô, linh kiện điện tử, lắp ráp xe công nghiệp hay ngành hàng không vũ trụ thì thành phần uốn cong lại là tiêu chí đánh giá. Độ chính xác của chiều dài vùng thẳng, độ chính xác, độ lặp lại của góc uốn cong tạo nên hình dạng tổng thể của phần cuối cùng rất quan trọng.
Nhưng trong các lĩnh vực sản xuất ống bô xe hay gia công đô trang trí nội thất thì tiêu chí chất lượng uốn lại khác nhau. Khía cạnh thẩm mỹ, bắt mắt lại chú trọng hơn. Độ tròn của khu vực uốn cong sao cho không có nếp nhăn, không có vết kẹp.
Hay trong 1 số ngành sản xuất khác, không hạn chế về hình thức của thành phần uốn cong thì sẽ yêu cầu chất lượng sau uốn có đầy đủ các tính năng này.
9. Giá thành
Giá cả của thiết bị mà điều mà khi có quyết định đặt mua, khách hàng nên cân nhắc kỹ. Những máy có giá rẻ thì thường tìm ẩn những nguy cơ chất lượng thấp hoặc đã bị thay thế các chi tiết bên trong. Xác định mức chi phí đầu tư bao nhiêu cũng trang bị kiến thức đầy đủ về máy thì sẽ dễ dàng tìm được loại như mong muốn.
Hy vọng những chia sẻ của TKĐ sẽ giúp ích khách hàng. Nếu có những thắc mắc hay cần giải đáp vấn đề nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.