Khớp nối trục động cơ là gì mà tại sao trong các máy móc cơ giới, máy thủy lực hay thiết bị hạng nặng đều có sự xuất hiện của nó? Cùng TKĐ tìm hiểu về khớp nối mô tơ, các ưu điểm và nhược điểm cũng như một số loại nổi tiếng trên thị trường.
Khớp nối trục động cơ là gì?
Trong các hệ thống máy móc, chúng ta vẫn bắt gặp các thiết bị dùng để nối các trục nằm trong những động cơ lại với nhau. Đó chính là khớp nối trục mô tơ. Nó sẽ kết nối mô tơ điều khiển, động cơ thủy lực, động cơ máy bơm, động cơ hộp số, động cơ quạt thông gió, động cơ giảm tốc.
Bộ phận này đóng vai trò là 1 trung gian để các trục trong động cơ được kết nối chắc chắn từ đó giảm tải trọng, hạn chế các sai lệch không đáng có, bù lệch tâm trục, giảm quá tải. Cuối cùng thì nó tham gia đóng mở và nâng cao hiệu quả, độ an toàn cho cả hệ thống làm việc.
Các loại khớp nối động cơ
Khớp nối cứng
Khớp nối trục cứng động cơ còn được gọi là khớp nối trục chặt, nó có tên tiếng Anh là Engine rigid shaft coupling. Thực tế nó là 1 loại khớp nối trục có phần kết nối cố định. Đặc biệt, nó không di chuyển xoay quanh được như những khớp nối trục xoay.
Người ta dùng nó để kết nối trục động cơ với nhau sao cho chính xác nhất, giúp truyền momen uốn, momen xoắn hay trục dọc trục được tốt nhất.
Khớp nối trục cứng động cơ có nhiều loại, thiết kế đơn giản, giá thành rẻ tuy nhiên thì nó hơi khó để đặt.
Khớp nối mềm
Khớp nối mềm động cơ là 1 loại cũng khá phổ biến với tên tiếng Anh là Engine soft coupling. Nó chính là 1 khớp nối cao su giảm chấn, thiết kế có 1 vòng cao su đàn hồi được lắp ở giữa các khớp. Nhiệm vụ của nó là chống va đập, chống rung tốt, giúp kết nối linh hoạt những trục động cơ.
Loại này giúp bù sai lệch của trục nên có thể làm tăng hiệu quả hoạt động cho toàn bộ thiết bị, hệ thống.
Khớp nối mềm động thì có rất nhiều kích cỡ, cấu tạo đơn giản nên tháo lắp đều dễ dàng. Các công tác bảo dưỡng, bảo trì đều thuận lợi.
Khớp nối răng
Khớp nối răng motor trong tiếng Anh gọi là Gear tooth coupling là loại khớp được thiết kế để sử dụng trong những hệ thống có động cơ mà tải trọng, đường kính lớn ví dụ như: Hộp số, cầu nâng, băng tải, tời nâng, cầu trục hay các thiết bị máy móc trong ngành công nghiệp nặng như: sản xuất inox, luyện gang, thép, sản xuất phôi đồng…
Loại này có cấu tạo khá gọn, tỉ số truyền lớn, truyền động momen. Bánh răng được thiết kế hình nón, được tôi cứng cáp, dung sai thấp nên nó có thể ứng dụng cho rất nhiều hệ thống, thiết bị.
Một số nơi còn gọi nó với tên khác như: khớp nối xích, lưới,…
Khớp nối cardan
Khớp nối cardan chính là 1 khớp nối đặc biệt dùng để truyền đi mô men lực cho những trục động cơ đặt ở vị trí cách xa nhau.
Theo chúng tôi thấy thì nó thích hợp dùng cho các hệ thống lực luôn luôn có sự thay đổi vị trí hay khoảng cách. Hiện nay, loại khớp nối cardan có nhiều kiểu loại, nhiều chất liệu để khách hàng lựa chọn như khớp cardan dạng đôi, dạng đơn, dạng bi, dạng hình lục giác, dạng rãnh trượt hình vuông.
Khớp nối lò xo
Khớp nối bulong
Khớp nối nhôm
Khớp nối xích
Khớp nối đĩa thép đàn hồi
Bên cạnh những loại mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên thì còn có các loại khác như:
+ Khớp nối HRC, NM, MH.
+ Khớp nối Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu.
Ưu và nhược điểm khớp nối trục mô tơ
Cũng giống như các thiết bị khác thì khớp nối trục motor cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
+ Nó có đa dạng kiểu loại, thích hợp cho hầu hết các thiết bị động cơ từ lớn đến nhỏ, các hệ thống máy móc làm việc.
+ Có thể kết nối dễ dàng với các trục cũng như nối các trục lại với nhau để giúp động cơ có thể hoạt động tốt nhất.
+ Khi làm việc nó có thể hoạt động êm ái, dễ dàng, ít tạo ra tiếng ồn.
+ Hỗ trợ làm giảm tải trọng, hạn chế sai lệch, giảm quá tải cũng như vù lệch các tâm trụ trong động cơ.
+ Làm giảm rung lắc, làm cho động cơ được hoạt động ổn định nhằm tăng năng suất cao nhất.
+ Những khớp nối trục động cơ chính hãng thì thời gian bảo hành có thể lên đến 12 tháng và đảm bảo chất lượng cao, ít hỏng hóc.
Nhược điểm
Tất nhiên, bên cạnh các ưu điểm thì khớp nối mô tơ cũng có các nhược điểm như:
+ So với các phụ kiện hệ thống thì thiết bị này có giá thành cao hơn vì thế khi chọn mua hoặc mua số lượng lớn thì cần phải cân nhắc để tránh lãng phí.
+ Khớp nối trục mô tơ có kết cấu phức tạp nên việc lắp đặt cần cẩn thận, tháo sửa chữa, bảo dưỡng cần phải chú ý. Khi dùng, chúng ta phải dùng đúng chuẩn loại thì mới mang lại hiệu quả.
Ứng dụng khớp nối mô tơ
Khớp nối mô tơ là 1 trong những phụ kiện được bày bán phổ biến tại cửa hàng hay đại lý kinh doanh máy móc thiết bị. Điều này cũng cho thấy nó có khả năng ứng dụng phong phú và mang lại hiệu quả cho con người.
+ Nó ứng dụng trong các máy móc công nghiệp phục vụ cho nhà máy sản xuất, chế biến nông lâm sản, giấy, cao su…
+ Sẽ lắp cho các động cơ, các mô tơ điều khiển hệ thống máy móc làm việc tự động.
+ Các hệ thống máy bơm, động cơ hay các hệ thống van bi, van bướm, động cơ quạt, thông gió công nghiệp cũng dùng khớp trục động cơ này.
+ Bên cạnh đó, nó còn dùng cho các hệ thống nồi hơi, lò hơi hay những dây chuyền sản xuất, máy sấy, máy khai thác than, sản xuất dệt sợi, xi măng, cơ khí chế tạo máy, luyện kim.
+ Phụ kiện này là thành phần không thể thiếu của 1 động cơ xe máy, xe ô tô và các loại xe cơ giới như: xe múc, xe xúc lật, máy cẩu…
+ Ứng dụng tại các máy sản xuất inox, sắt, đồng, thép nhôm hay máy tự động như: tay gắp robot, tay kẹp robot, sản xuất tàu thuyền, đồ chơi trẻ em, máy bay, thiết bị điện tử, viễn thông…
+ Không chỉ được dùng cho các hệ thống sản xuất nặng mà trong những ngành yêu cầu vệ sinh thì khớp nối trục mô tơ cũng có thể đáp ứng được như: dược phẩm, nước giải khát, thức ăn nhanh, đồ uống, thiết bị y tế.