Tiếp theo chuỗi bài khám phá hệ thống khí thì chúng ta sẽ đến 1 thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng đó là: bộ tách nước khí nén. Những thông tin về cấu tạo, nguyên lý, công dụng… sẽ được TKĐ giới thiệu cụ thể, mời các bạn đón đọc.
Bộ tách nước khí nén là gì?
Bộ lọc tách nước khí nén chính là 1 thiết bị được dùng rất nhiều trong các hệ thống khí công nghiệp và dân sinh. Chức năng chính là tách nước và loại bỏ tạp chất gây ô nhiễm ra khỏi khí nén trước khi dòng khí này đến với thiết bị cơ cấu, chấp hành. Nó loại bỏ: nước, bụi, đất cát, vụn kim loại, sợi giấy, hạt rắn, hơi dầu…
Những chất được loại bỏ này nếu đi vào trong hệ thống sẽ gây tắc nghẽn tại các cửa khí, ăn mòn, oxi hóa và trầy xước các thiết bị.
Bộ lọc khí nén có khả năng tách nước, tách bụi. Các bộ lọc thô chỉ giải quyết lọc tách được 1 phần, những hạt nhỏ thì chưa thể tách hết. Vì thế mà người ta sử dụng lọc tinh.
Khí nén là năng lượng vô cùng dồi dào, có sẵn trong tự nhiên tuy nhiên do khí hậu nước là nhiệt đới gió mùa nên luôn mang hơi ẩm. Có những mùa thì hơi ẩm lên đến 90% – 95% và nó là 1 nguy hiểm với những hệ thống, máy móc vận hành bằng khí nén. Không chỉ gây gỉ sét, tăng tốc độ ăn mòn bởi hơi nước thì nó còn gây hỏng hóc các thiết bị. Đó là lý do mà cần thiết phải dùng bộ tách nước khí nén.
Tại sao phải dùng bộ tách nước khí nén?
Ở phần trên, Thủy Khí Điện có nói đến công dụng của bộ tách nước khí nén đó là tách, lọc nước, chất bẩn, hạt rắn ra khỏi khí nén để cung cấp 1 nguồn khí chất lượng cho các thiết bị.
Bên cạnh đó, thiết bị sử dụng năng lượng khí nén với yêu cầu chất lượng khí, độ tinh khiết của khí nén thì buộc phải sử dụng bộ lọc.
Ngoài chức năng bảo vệ cho các thiết bị sử dụng năng lượng khí nén, nhiều môi trường sản xuất yêu cầu khắt khe về độ tinh khiết của khí nén sử dụng để sản xuất. Ví dụ như: Hệ thống sản xuất thuốc, thiết bị y tế: Cần có khí nén sạch, khô nhằm tạo ra phản ứng hóa học chính xác nhất. Hệ thống chế biến, đóng gói thực phẩm, sản xuất sữa, nước giải khát: Cần khí 100% sạch, khô để đảm bảo an toàn vệ sinh. Hay như hệ thống máy, lò sấy công nghiệp để tăng tốc độ sấy khô, sạch, không làm hỏng các nguyên liệu.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết bộ bôi trơn khí nén
Cấu tạo bộ lọc tách nước khí nén
Một bộ lọc tách nước khí nén sẽ có cấu tạo từ nhiều chi tiết, thành phần như: Thân bộ lọc, lõi lọc, bát lọc, van xả đáy, màng ngăn, cửa cấp khí, cửa xả khí. Cụ thể là:
+ Thân bộ lọc: Ở phần thân trên đầu sẽ có cửa xả khí, cửa cấp khí vào.
+ Thành phần lõi lọc: Đây chính là bộ phận quyết định đến chất lượng của khí sau lọc. Nó sẽ dùng để tách các hạt kim loại rắn, đất cát hay bụi. Bộ lọc tinh được cấu tạo từ sợi inox, sợi thủy tinh và bệnh thành 1 lớp lưới. Kích thước lỗ trên lưới sẽ cho phép chất bẩn nào đi qua được. Thường thì kích thước rất bé chỉ 10µm mà tại bộ lọc thô nó vẫn đi qua được.
+ Bát lọc: Hay còn được gọi là cốc lọc, ở bên trong của nó có thành phần lọc và à nơi chứa nước, chất bẩn, những tạp chất lọc được.
+ Màng ngăn: Đây là 1 tấm chắn, dùng để năng không cho nước chảy ngược lên trên, đảm bảo không khí khô.
+ Van xả đáy: Nó nằm ở đáy của 1 cốc lọc và có nhiệm vụ xả nước, xả những cặn bã ra bên ngoài. Chúng ta có 2 loại: xả tự động và xả tay.
Chúng ta có thể nhìn thấy bên trong cốc lọc, khi lượng nước, chất bẩn tăng lên thì tiến hành vặn xả.
Nguyên lý bộ tách nước khí nén
Tương tự như các thiết bị khác thì bộ tách nước khí nén cũng làm việc theo 1 nguyên lý cụ thể đó là: Nguyên lý dòng xoáy của khí nén tạo nên lực ly tâm xảy ra ở trong của cốc lọc. Cụ thể là:
+ Khi dòng khí nén từ nguồn cấp qua ống dẫn khí đưa vào bên trong của bộ lọc. Ở trong của bộ lọc sẽ có các lá kim loại và nó xếp theo hình dạng xoắn để ép dòng khí dịch chuyển theo kiểu chuyển động xoáy dưới áp suất của của khí. Khí nén khi di chuyển theo dạng xoáy sẽ hình thành nên lực ly tâm. Nước, hạt chất bẩn có khối lượng nặng trong khí sẽ bị hất lên văng vào thành bát lọc, sau đó chảy xuống phía dưới.
+ Những hạt bụi nhỏ hơn chưa được hất văng lên thì sẽ buộc đi qua 1 lưới lọc. Kích thước của lưới lọc này tùy theo model nhưng nhìn chung bộ lọc tinh đều lọc được các hạt nhỏ dưới 0.01µm. Chất bẩn sẽ được giữ lại lưới lọc này và cho dòng khí sạch đi qua.
+ Thiết bị lọc có thiết kế giúp người ta dễ quan sát bên trong cốc lọc và lượng bụi lọc nhiều như thế nào sẽ được con người nắm bắt. Đối với loại xả tay, cốc đầy thì cần vặn vít để xả ra ngoài còn đối với xả tự động thì đến 1 mức nào đó phao nâng lên để cửa đáy lọc mở, xả chất bẩn ra ngoài.
Lưu ý đối với lọc xả tay cần theo dõi sát sao để có thể kịp thời xả nước ra ngoài, để bộ lọc luôn trong tình trạng tốt nhất, ổn định nhất.
Ưu nhược điểm bộ lọc tách nước khí nén
Ưu điểm
+ Hệ thống thoát nước, xả nước thao tác thuận tiện, người dùng có thể chọn xả tự động hoặc loại xả tay.
+ Cấu tạo đơn giả, dễ sử dụng và lắp đặt tại vị trí trong hệ thống.
+ Giá thành của các bộ lọc đều phải chăng, nhiều phân khúc giá cho khách lựa chọn.
+ Kích thước được các hãng chú ý nên nhỏ gọn và có thể lắp tại những không gian chật hẹp nhưng vẫn rất chắc chắn.
+ Hiệu quả sử dụng cao, mang đến chất lượng khí nén tốt.
+ Đa dạng về kích cỡ ren: 13, 17, 21, 27, 34.
+ Tuổi thọ cao do được chế tạo từ nhiều loại vật liệu: như nhựa dẻo, đồng, Inox, hợp kim…
+ Không đòi hỏi phải vệ sinh hay bảo dưỡng liên tục, chỉ cần lên lịch định kỳ.
+ Làm việc hoàn toàn tự động.
Nhược điểm
Có ưu điểm thì tất nhiên nó sẽ có các nhược điểm như:
+ Ở những môi trường có nhiều bụi bẩn, chất lượng khí ban đầu thấp thì cần liên tục kiểm tra và thay thế lưới lọc.
+ Vì cấu tạo nhỏ gọn nên cốc lọc bé, những dòng khí ẩm nhiều thì sẽ làm cốc lọc mau bị đầy nên cần xả và vệ sinh.
+ Hoạt động dựa trên nguyên lý dòng xoáy nên đầu vào bị ép lại khiến áp lực khí nén giảm đi 1 phần.
+ Do cấu tạo và vị trí lắp nên thiết bị có thể bị vỡ, nứt khi có va đập mạnh xảy ra.
Lưu ý khi lắp đặt và dùng bộ lọc tách nước khí nén
Đối với các hệ thống nén khí thì thường người ta sẽ dùng đến 2 bộ tách nước khí nén liên tiếp nhau với mục đích:
+ Bộ thứ nhất có nhiệm vụ lọc thô tức nghĩa là nó sẽ tách bụi, hạt kim loại lớn.
+ Sau khi khi nén đi qua bộ lọc 1 sẽ đến bộ lọc 2 để lọc tinh, tách bỏ những tạp chất li ti nhằm cho ra không khí sạch, khô để cấp cho hệ thống làm việc.
+ Cần lắp đúng vị trí: Bộ lọc sẽ lắp trước máy sấy để loại bỏ nước, chất bẩn gây hại. Nếu chúng ta chọn lắp đặt sai vị trí thì máy sấy khí sẽ phải làm việc với quá tải hoặc nó sẽ gây cản trở dòng hơi, khí nén gây tụt áp ảnh hưởng đến cả hệ thống.
+ Bảo dưỡng thường xuyên theo lịch, vệ sinh để thiết bị có thể đặt hiệu quả cao và bền bỉ hơn.
Một số câu hỏi về bộ tách nước khí nén
Có 1 số câu hỏi mà khách hàng gửi về cho chúng tôi nhờ giải đáp như:
Câu hỏi này chúng tôi thường được các khách hàng đặt ra khi quan tâm đến thiết bị lọc tách nước.
+ Bộ lọc tinh được đánh giá là bộ lọc hiệu quả nhất. Nó có thể lọc tách bụi bẩn, tách nước với kích cỡ li ti rất hiệu quả. Tuy nhiên muốn nó phát huy hết công năng thì trước đó ta phải dùng loại bộ lọc thô để giảm bớt những chất bẩn, nước, bụi với kích thước lớn.
+ Ở môi trường không khí luôn có nhiều bụi, nước nên việc lọc thường xuyên sẽ dẫn đến đầy cốc lọc và bộ phận lọc nhanh hỏng nên cần kiểm tra và thay thế kịp thời để có kết quả sử dụng tốt nhất.
+ Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, đây là 1 yêu cầu để đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất. Nó không chỉ là công việc cần thiết với bộ lọc tự động mà còn đối với các bộ tách nước xả tay.
+ Xả định kỳ bộ lọc.
+ Nếu lắp cả trước và sau của máy sấy khí để chất lượng khí tốt nhất cấp cho hệ thống làm việc. Lắp ở phía trước sẽ giảm nước, bụi bẩn đi vào mấy sấy khí nên máy sấy làm việc đúng công suất, tiết kiệm điện năng, hạn chế hư hỏng. Lắp ở sau máy sấy thì giúp loại bỏ chất bẩn, nước 1 cách đối đa để cho ra dòng khí sạch và khô.
Một số khách hàng thì bộ lọc tách nước sẽ không lọc được thì có thể sẽ do 1 trong 3 nguyên nhân sau đây:
+ Môi trường sử dụng không khí có rất nhiều bụi, nước khiến khí nén bị lẫn tạp chất nhiều và đọng nước ngưng lớn.
Trong quá trình kiểm tra nếu van xả tự động không làm việc được thì chúng ta cần thay van xả. Đối với loại lọc dùng xả tay thì cần xả hết chất bẩn, nước ngưng hay bụi bẩn trong cốc trước rồi mới tiến hành thao tác.
+ Do bộ lọc bị lắp sai hoặc lắp ngược. Trên thân của bộ lọc có các ký hiệu, trước khi lắp thì người kỹ thuật phải đọc, hiểu được ký hiệu, xác định hướng lắp. Sau đó, kiểm tra và thực hiện lắp theo đúng chiều.
+ Đường dẫn khí đi vào có thể bị hở nên áp lực tạo ra không đủ để hình thành nên dòng xoáy cho bộ lọc, hiệu quả lọc kém. Cần kiểm tra lại và lắp chắc chắn, xiết chặt các vị trí hở để khí nén không bị rò rỉ.
Có rất nhiều hãng để bạn lựa chọn như: STNC, PVN, SMC, Festo… tuy nhiên chúng ta cần phải dựa trên các tiêu chí: độ nổi tiếng, xuất xứ, giá cả, kích cỡ ren, vị trí lắp, áp suất làm việc, áp suất tối đa. Hàng của Nhật, Đức thì sẽ có giá cao hơn so với hàng từ Đài Loan, Trung Quốc.