Chúng tôi không ngạc nhiên khi có rất nhiều khách hàng thắc mắc là chưa thể phân biệt được sự giống, khác nhau của van giảm áp và van an toàn. Bởi vì trên thực tế, giữa chúng có rất nhiều nét tương đồng về hình dạng, chất liệu, chức năng trong hệ thống. Vậy hai van này có điểm gì khác nhau đặc biệt? Đọc ngay bài viết này để có câu trả lời nhé
Van an toàn và van giảm áp
Để hình thành một mạch thủy lực cần có rất nhiều van như: Van phân phối điện từ, van một chiều, van chống lún, van khống chế hành trình, van tiết lưu, van giảm áp, van an toàn, van xả tràn, van logic… Mỗi loại van lại có 1 chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Chúng được bố trí trong hệ thống 1 cách khoa học để có thể phân phối, điều khiển dòng dầu, dòng chất lỏng có áp suất, lưu lượng phục vụ cho thiết bị chấp hành hoạt động. Tuy nhiên, van giảm áp và van an toàn là 2 van khá giống nhau khiến không ít người nhầm lẫn.
Tìm hiểu van giảm áp
Van giảm áp là một van công nghiệp, chuyên dùng cho các hệ thống thủy lực. Van này hoạt động theo 1 nguyên lý cụ thể đó là: Áp suất dầu ở cửa ra của van luôn luôn thấp hơn áp suất dầu ở cửa vào của van.
Nhiệm vụ của nó là: Giảm áp suất của dòng chất xuống mức áp suất yêu cầu tùy theo người dùng.
Một số khách hàng lại chọn cách giảm áp suất bơm để đạt được áp suất cần. Điều này không phù hợp bởi trong 1 hệ thống làm việc có rất nhiều cơ cấu, chấp hành cùng làm việc. Mỗi cơ cấu, chấp hành lại yêu cầu 1 mức áp suất khác nhau. Nếu dùng chung 1 mức áp suất cao thì những thiết bị hoạt động áp thấp sẽ bị phá hủy.
Cấu tạo của 1 van giảm áp gồm có: Thân van, piston điều khiển, rãnh nối, núm điều chỉnh, lò xo, gioăng phớt…
Ví dụ như: Hệ thống thủy lực phức tạp sẽ cần 2 hoặc 3 đường ống với các mức áp suất khác nhau theo yêu cầu làm việc. Sao cho có thể đảm bảo áp cao cho chấp hành truyền động tải trọng nặng vừa giúp các thiết bị khác không bị phá hủy vì mức áp này. Giải pháp tiết kiệm nhất được đưa ra đó là sử dụng 1 bơm áp cao kết hợp với các van giảm áp trên đường ống dẫn.
Tìm hiểu van an toàn
Cái tên của van cũng đã phần nào gợi ý cho các bạn về chức năng của nó. Van làm nhiệm vụ giữ cho áp suất của hệ thống luôn ở trong phạm vi cho phép, thường là dưới mức áp suất đã được cài đặt ban đầu. Nhiều người liệt van an toàn vào nhóm van điều chỉnh áp suất đầu vào.
Hoạt động của van cụ thể như sau: Khi hệ thống ở trạng thái bình thường, van đóng cửa và dầu hay chất lỏng thủy lực sẽ không đi qua được. Lúc này, hệ thống sẽ làm việc đúng với công suất thiết kế và chưa xảy ra sự bất thường nào.
Khi áp suất trong hệ thống bắt đầu tăng cao và vượt khỏi mức áp đã được cài đặt ban đầu, van an toàn sẽ mở. Khi van mở, dòng chất sẽ đi qua van để chảy về bể chứa 1 cách tự động để hạ áp suất về dưới mức cài đặt. Van sẽ không chỉ bảo vệ đường ống mà còn bảo vệ bơm và những thiết bị có liên quan.
Khi cài đặt áp suất cho van an toàn thì chú ý, con số đó phải cao hơn 20% áp suất tối đa của hệ thống khi làm việc.
Cách phân biệt van an toàn và van giảm áp
Điểm giống nhau giữa van giảm áp suất thủy lực và van an toàn thủy lực đó là: Đều hoạt động theo nguyên lý thay đổi áp suất. Và vì vậy mà chúng hiển nhiên được xếp vào nhóm van áp suất quan trọng của hệ thống. Cả hai van đều được làm từ kim loại, hợp kim để có thể cứng cáp, chắc chắn nhất là khi làm việc với tải trọng lớn hoặc có va đập.
Người ta chỉ có thể phân biệt 2 van này dựa trên chức năng cụ thể chứ không thể dựa trên nguyên lý và tách biệt 2 loại. Hoạt động của chúng khác nhau khá rõ ràng.
Van giảm áp
Van giảm áp thủy lực sẽ lấy tín hiệu sau van để hoạt động. Chúng ta bắt buộc phải cài đặt giá trị áp suất của van giảm áp để khi dòng chất đi qua van có áp suất luôn luôn nhỏ hơn áp cài đặt.
Nếu áp suất của dòng chất tại đầu ra lại nhỏ hơn áp suất đã cài đặt ban đầu thì lõi của van sẽ được nâng lên, van mở nhiều hơn để đưa áp suất tăng đạt mức áp suất đã được cài đặt ban đầu. Vì thế nên áp suất cửa sau của van giảm áp có giá trị cài đặt.
Van giảm áp là một van có khả năng bảo vệ hệ thống. Và nó chỉ có thể bảo vệ hệ thống và những thiết bị ở phía sau. Van không thể bảo vệ các thiết bị ở phía trước cũng như bảo vệ bơm dầu thủy lực. Vì cơ bản, nó lấy tín hiệu từ sau để hoạt động và khi hệ thống quá áp thì bơm sẽ hỏng.
Note: Áp suất dòng chất sau van giảm áp luôn luôn nhỏ hơn giá trị hoạt động.
Van an toàn
Trái với van giảm áp, van thủy lực an toàn lấy tín hiệu từ trước. Điều đó có nghĩa là áp suất trước khi qua van sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống khi làm việc. Lúc này sẽ có 2 trường hợp:
+ Nếu áp suất của chất lỏng thủy lực khi đi qua van thấp hơn so với giá trị áp đã được tính toán, cài đặt ban đầu thì van an toàn sẽ đóng. Khi van đóng, chất lỏng sẽ bị chặn lại, không đi qua van mà sẽ đi qua các van phân phối, van điều chỉnh để đến các chấp hành để hoạt động.
+ Nếu áp suất của chất lỏng ở cửa trước van cao, vượt mức cho phép, van sẽ mở cửa. Dòng chất lỏng thủy lực sẽ đi qua cửa van để chảy về bể chứa. Ngay lập tức, áp suất của hệ thống sẽ giảm xuống để bảo vệ các thiết bị không bị phá hủy. Lúc này, sau van giảm áp thì áp suất sẽ giảm về 0.
Van an toàn cũng chính là 1 van giảm áp nhưng nó không giảm áp suất về các giá trị khác mà đưa áp về 0. Đó cũng là lý do mà nhiều người nhầm lẫn.
Có một lỗi thường gặp nhất đó là: Khách hàng không lắp van an toàn cho các hệ thống thủy lực có quy mô nhỏ. Bởi họ cho rằng chỉ với 1 van giảm áp được lắp gần bơm dầu thủy lực sẽ có thể bảo vệ toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, khi lắp đặt và vận hành thì mới biết đó là 1 sai lầm. Vì như chúng tôi đã nói ở trên, van giảm áp chỉ có thể làm giảm áp suất đầu ra và không thể đảm bảo giữ áp suất ổn định ở đầu vào nên bơm không được bảo vệ.
Bơm dầu là 1 thiết bị quan trọng, nó đóng vai trò trung tâm của hệ thống nên việc bảo vệ bơm phải đặt lên hàng đầu. Vì thế, dù hệ thống có quy mô nhỏ, cấu trúc đơn giản nhưng muốn vận hành hiệu quả cần phải lắp đặt van an toàn và van giảm áp thích hợp.
Chúng tôi hy vọng, qua bài viết này, bạn có thể phân biệt được đâu là van giảm áp thủy lực, đâu là van an toàn thủy lực và chọn lựa, sử dụng sao cho chính xác nhất.