Chúng ta hít thở bầu không khí hằng ngày nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: Không khí là gì? Chúng ta có biết rằng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang trong tình trạng đáng báo động? Vậy cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường không khí? Những câu trả lời này cũng chính là nội dung bài chia sẻ của TKĐ ngày hôm nay, cùng đón đọc nhé.
Không khí là gì?
Chúng ta được học không khí là gì ở trong bài Hóa học lớp 8, theo đó thì: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
Khái niệm này được hình thành dưới góc nhìn khoa học và nó hoàn toàn chính xác. Trong đời sống thì không khí là gì? Không khí chính là cái mà chúng ta đang hít vào thở ra. Nó là lượng chất khí bao quanh chúng ta. Nó xuất hiện ở xung quanh mọi vật. Nếu thiếu không khí thì chắc chắn sự sống cũng sẽ biến mất. Nó quyết định đến sự sống còn của con người, thực vật, động và toàn bộ sinh vật trên hành tinh này.
Không khí cung cấp cho thực vật, cho động vật. Không khí ở trong rừng, trong phòng ở, trong 1 thành phố. Nó sẽ bao quanh trái đất này với độ dày 10km đến 15km. Ở môi trường khác nhau thì chất lượng khí cũng sẽ khác nhau.
Không khí cũng có những tính chất như: Nó không có mùi, không vị. Không khí trong suốt và không có màu. Nó không có 1 hình dạng nhất định và trong từng trường hợp nó có thể bị giãn ra hoặc bị nén lại.
Không khí gồm những thành phần nào?
Không khí được phân chia thành 3 phần đó là: cố định, không cố định và có thể thay đổi:
Thành phần cố định
Phần này rất quan trọng và là thành phần chính của không khí. Nó sẽ bao gồm các khí cố định như oxi chiếm 20.95%, nito 78.09% và khí trơ chiếm 0.93%. Bên cạnh đó, những vi lượng khí hiếm khác như: Ne, Kr, He, Xe… cũng là 1 phần hình thành nên phần cố định của khí quyển. Và dù chúng ta ở đâu trên trái đất này thì đều có tỉ lệ giống nhau.
Thành phần có thể thay đổi
Chủ yếu của thành phần có thể thay đổi là khí cacbonic và hơi nước. Trong không khí luôn có nước và hàm lượng nước thì sẽ là 4%. Hàm lượng của khí cacbonic là 0.02%. Nó không cố định về tỷ lệ vì nó sẽ thay đổi hàm lượng theo điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa. Chính thành phần này sẽ làm thay đổi đến mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
Thành phần không cố định
Thành phần không cố định này sẽ bao gồm:
+ Thiên nhiên xuất hiện những thiên tai đột ngột là các chất ô nhiễm không khí hình thành.
+ Con người gây ô nhiễm môi trường.
Hai nguồn đó sẽ tạo nên các thành phần không ổn định trong không khí và là yếu tố gây ô nhiễm không khí chính hiện nay.
Tất nhiên thì ngoài 3 thành phần trên, trong không khí còn có 1 lượng nhỏ những ion âm. Chúng được ví von như 1 loại vitamin của không khí. Nó sẽ giúp con người và sinh vật duy trì chức năng sinh lý. Chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi sống gần biển, gần sông hồ hay vùng rừng núi.
Vai trò của không khí
Không khí có vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong đời sống của con người mà còn tác động đến sự sống của thực vật, động vật.
Đầu tiên là duy trì sự sống
Không có không khí thì con người sẽ chết vì không thể hít thở và cấp oxy cho cơ thể. Sự sống lúc này sẽ dừng lại. Ví dụ như hỏa hoạn thì con người không chỉ chết vì bỏng mà còn chết vì ngạt khí. Con người sẽ chết nếu nhịn thở quá 3 phút.
Trao đổi chất trong cơ thể
Động vật hay thực vật và cả con người đều có quá trình trao đổi chất. Nó diễn ra trong cơ thể với không khí có trong bầu khí quyển. Không có sự trao đổi chất thì con người hay sinh vật sẽ ốm yếu, thiếu dinh dưỡng và chết dần.
Giúp con người thư giãn
Bầu không khí trong lành sẽ giúp con người thấy khoan khoái, dễ chịu nhất khi làm việc và học tập. Nếu 1 bầu không khí ô nhiễm, nóng nực kèm oi nồng thì con người sẽ thấy mệt mỏi cả tinh thần và thể chất, năng lượng hoạt động cạn kiệt.
Tìm hiểu ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí chính là sự thay đổi lớn của thành phần trong không khí hoặc có thêm sự xuất hiện của các khí làm cho không khí không còn sạch, giảm tầm nhìn xa, tỏa mùi, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho chính con người và các loại sinh vật.
Các chất làm không khí ô nhiễm
Người ta sẽ phân chia thành các chất sơ cấp và thứ cấp, cụ thể như sau:
Chất gây ô nhiễm sơ cấp
Nó đến từ hoạt động của núi lửa phun trào, nhà máy, khí thải động cơ dùng xăng dầu, từ mùi rác thải, nước thải hay những chất gây ô nhiễm phóng xạ.
Chất gây ô nhiễm thứ cấp
Đó là những bụi từ chất ô nhiễm tầng ozon, ô nhiễm sơ cấp.
Không khí có nhiều thành phần, khi khói bụi tăng lên thì làm lượng khí hóa học trong khí biến động vượt ngưỡng cho phép, vượt mức kiểm soát thì đó là ô nhiễm không khí.
Vào giờ tan tầm thì mức độ ô nhiễm không khí ở Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ tăng. Nguyên nhân là do phương tiện giao thông lớn, xe máy, xe ô tô, xe buýt… cùng tham gia, lượng khói thải nhiều, con người sẽ có cảm giác ngột ngạt, khó chịu khi lượng bụi mịn đạt PM2.5 lớn.
Không khí ô nhiễm gây ra tác hại gì?
Không khí quan trọng vì thế mà nó bị ô nhiễm thì sẽ gây nên những tác hại cho môi trường và cho con người.
Đối với con người
Theo WHO thì ước tính khoảng 2 triệu người chết mỗi năm vì căn bệnh liên quan đến không khí ô nhiễm. Con người hít thở các nguồn khí độc hại, ví dụ như:
+ Khí NO2: Hay còn được gọi là nito dioxit, có thể gây dị ứng phế quản và hình thành các bệnh đường hô hấp.
+ Khí Benzen: Nó gây kích ứng cho đường hô hấp, thiếu máu, viêm da dị ứng, rối loạn hệ thần kinh trung ương hay gây chậm phát triển. Nguy hiểm hơn khi benzen là 1 chất gây ung thư.
+ Khí CO: Nó là Cacbon oxit, nếu hít phải lượng ít thì gây sự khó chịu, bất ổn cho cơ thể, nếu hít nhiều có thể gây tử vong.
+ Khí SO2: Khí gây bệnh đường ruột, co thắt phế quản, nổi mề đay hay viêm thành mạch máu.
+ Khí CO2: Khi hít ở nồng độ thấp sẽ gây đau cơ, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt. Ở nồng độ cao, nó gây đau họng, gây vị chua ở miệng, đau mũi…
+ Sương mù axit, mưa axit: Ảnh hưởng sức khỏe của con người khi tiếp xúc.
Nói tóm lại, không khí ô nhiễm sẽ làm sức khỏe của con người đi xuống nhất là trẻ em, người lớn tuổi và những người có bệnh lý nền.
Đối với môi trường
Vậy đối với môi trường thì không khí gây ô nhiễm sẽ có tác hại ra sao? Câu hỏi này đôi lúc chúng ta vẫn tự hỏi chính bản thân hoặc đã bắt gặp đâu đó.
Ô nhiễm không khí là 1 trong nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống của con người sẽ trở nên chật chội, độc hại hoặc thậm chí là tồi tệ hơn nhiều lần.
Tình trạng này đã được các cơ quan tổ chức đưa ra bàn luận trong cuộc họp, hội thảo và từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhưng cho đến nay vẫn không thấy có nhiều sự cải thiện. Không khí vẫn ô nhiễm và thời gian gần đây còn ô nhiễm hơn.
Chất lượng không khí sụt giảm tác động đến chất lượng của chính cuộc sống, sức khỏe và cả kinh tế. Vì thế mà giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng không khí là 1 vấn đề cấp bách hiện nay.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Ở Việt Nam chúng ta đã có sự ô nhiễm không khí tuy nhiên mức độ ô nhiễm ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Có 1 điều đáng buồn là nồng độ các chất ô nhiễm đều đang vượt quá mức cho phép. Đây là tình trạng đáng báo động vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Một số nghiên cứu cho thấy, nước ta đang nằm trong 10 quốc gia có không khí bị ô nhiễm thuộc top đầu của thế giới.
Sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông, gia tăng dân số, quy hoạch ồ ạt các khu công nghiệp, chế xuất với các nhà máy hạng nặng trong khi đó cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, 1 số vùng việc xử lý rác thải còn theo kiểu truyền thống nên làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nhiều hơn.
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí
Bảo vệ môi trường không khí là nhiệm vụ của tất cả chúng ta, nó là công việc hàng đầu của các quốc gia trên trái đất này.
Không khí trong lành là 1 yếu tố cần thiết để duy trì sự sống và phát triển cho con người và sinh vật. Khi không khí bị ô nhiễm thì tất nhiên nó sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của con người, sự sinh trưởng bình thường của cây trồng, con vật. Chưa dừng lại đó, mưa axit, khí bẩn còn phá hoại các công trình đặc biệt là những di tích lịch sử.
Chúng ta cần phải:
+ Trồng thêm cây xanh, bảo vệ rừng để không khí trong lành, cấm chặt cây phá rừng hay đốt nương làm rẫy.
+ Xử lý rác thải theo đúng quy trình. Hạn chế khí thải của các phương tiện giao thông. Từ đó hạn chế việc khí thải CO, CO2 hay SO2, bụi bẩn… vào không khí.
+ Dọn dẹp ngăn nắp, đảm bảo môi trường sống xanh, sạch, ít rác thải.
+ Phân loại rác và tận dụng những rác có thể tái chế được, xây dựng các nhà máy xử lý rác với công nghệ tiên tiến nhất.
+ Giáo dục và hình thành nhận thức về bảo vệ môi trường từ sớm. Chúng ta cần có biện pháp xử phạt các hành vi gây ô nhiễm không khí.
Sự phát triển nhanh và chóng mặt của công nghiệp mang đến rất nhiều lợi ích cho con người nhưng cũng đồng thời đưa con người vào 1 bài toán nan giải đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí.