Cọc tiếp địa là gì? Công dụng và phân loại

Trong hệ thống sét, chúng ta cần có cọc tiếp địa. Đây là 1 bộ phận cần thiết đối với mỗi công trình. Nếu việc tiếp cận thông tin về thiết bị này khó khăn thì khách hàng chần chờ gì mà không cùng TKĐ tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay để biết công dụng, cách phân loại, tiêu chuẩn kỹ thuật… của thiết bị này.

cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là gì?

Chúng ta nghe đến khái niệm cọc tiếp địa nhưng chưa biết được nó là gì? Thực tế nó là 1 thanh kim loại được vót nhọn ở 1 đầu và có thể cắm sâu xuống lòng đất.

Ở đầu còn lại thì nó được làm bằng phẳng để đóng búa tạ. Đầu cọc thì làm bằng ren để có thể kết nối 2 cọc lại với nhau khi độ dài cọc chưa đủ.

Nếu theo TCVN 9358:2012 thì cọc tiếp địa sẽ có tên là earth electrode hay là điện cực đất. Nó là 1 vật dẫn hay 1 nhóm các vật dẫn chôn dưới đất và có sự tiếp xúc chặt chẽ với đất. Từ đó, nó sẽ hình thành nên 1 mối nối điện, hiệu quả với toàn khối đất.

Cọc tiếp địa được xem là 1 trong những bộ phận chính, cốt lõi của hệ thống chống sét. Nó không thể thiếu trong công trình xây dựng. Nhờ có nó mà hệ thống chống sét làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

cọc tiếp địa là gì

Công dụng của cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa có công dụng gì? Nó sẽ giúp bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ tài sản và công trình, nhà ở khỏi nguy cơ từ sét đánh. Đồng thời sẽ giúp các thiết bị điện, điện tử không bị hỏng khi có sự cố thiên tai.

Cọc tiếp địa làm nhiệm vụ dẫn dòng xung sét từ những thiết bị bảo vệ đi xuống lòng đất. Sau đó nó sẽ tiêu tán năng lượng của những xung này.

Thiết bị chống sét sẽ có điện trở đất cao do không được tiếp địa tốt nên khi sét đánh vào chính mạng điện thì sẽ gây hỏng hóc và để lại hậu quả khó lường. Tùy vào yêu cầu tiếp đất, điện trở đất của công trình mà có con người có thể nghiên cứu, lắp đặt 1 hệ thống tiếp địa bằng cách khoan giếng rồi thả cọc hoặc đóng cọc. Số lượng cọc cần phải phù hợp để tránh lãng phí khi dư thừa hoặc quá thiếu làm ảnh hưởng.

công dụng của cọc tiếp địa

Phân loại cọc tiếp địa

Có rất nhiều loại cọc tiếp địa chống sét trên thị trường đến từ nhiều hãng sản xuất với giá thành, chất liệu, màu sắc khác nhau. Vì thế mà chúng ta cần phải phân loại để có thể dễ dàng chọn lựa.

Theo chất liệu

Nếu phân theo chất liệu thì ta có các loại cọc như sau:

Cọc làm từ thép mạ kẽm

Đây là chất liệu hàng đầu để cho ra đời các cọc chất lượng cao. Vì nó được sản xuất bằng thép hoàn toàn và nhúng trong bể kẽm nóng để được bao phủ 1 lớp lên bề mặt.

Cọc làm từ đồng đặc nguyên chất

Đồng đặc nguyên chất chúng ta là loại đồng vàng hay đồng đỏ. Nó có chất lượng tốt nhất và được ưa chuộng nhất tại thị trường các nước châu Á. Với hàm lượng đồng chiếm tỉ lệ 94% – 99%.

Cọc làm từ chất liệu thép mạ đồng

Thì lõi của cọc làm bằng thép hoàn toàn và được bao phủ bên ngoài bởi 1 lớp đồng mỏng. Hàm lượng đồng trong cọc này thấp. Cọc có thể truyền dẫn sét tốt.

Theo xuất xứ

Tại nước ta thì người ta sẽ dùng các cọc đến từ Ấn Độ và các cọc tiếp đất nội địa hàng Việt Nam:

Cọc sản xuất ở Việt Nam

Thì giá thành rẻ, chất lượng và quy cách phù hợp với điều kiện tại nước ta. Tùy theo yêu cầu của từng công trình mà khách hàng sẽ lựa chọn sao cho phù hợp.

Cọc xuất xứ Ấn Độ

Thì chất lượng trung bình, giá cả rẻ và thích hợp ở các công trình vừa và nhỏ.

Theo hình dáng

Nếu căn cứ theo hình dáng thì chúng ta có loại:

Cọc thanh tròn

Quy cách D14 – D20, thiết kế nhỏ gọn và rất dễ dàng thi công. Thích hợp cho công trình nhỏ, phục vụ sinh hoạt, nhà ở, căn hộ.

Cọc thanh chữ V

Độ dày lớn (V50 ~ V70), có diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to, dùng để chống sét cho những khu vực dễ cháy nổ: trạm xăng, trạm điện, trạm khí hay các nhà xưởng sản xuất rộng lớn.

Xem thêm: Dòng điện là gì? Những kiến thức cần biết về dòng điện

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa chống sét

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cọc tiếp địa không do 1 đơn vị tư nhân nào ban hành mà phải theo quy định chung tại TCVN 9358:2012 về lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị phục vụ cho các công trình công nghiệp. Cụ thể là:

+ Thanh kim loại có dạng tròn, đường kính theo quy định bởi thiết kế. Nếu trong mọi trường hợp thì nó không được nhỏ hơn 16mm nếu là điện cực thép. Nó không được nhỏ hơn 12mm nếu điện cực kim loại có lớp bọc ngoài không phải sắt, thép hay điện cực kim loại không phải thép.

+ Không được sử dụng thanh thép gai, thanh cốt thép là những điện cực đất dạng cọc nhọn.

+ Loại ống kim loại thì cần có đường kính tối thiểu là 19mm. Chiều dày ống tối thiểu là 2.45mm. Điện cực ống thép cần được mạ kẽm nóng hay là sử dụng phương pháp khác để chống ăn mòn. Tuy nhiên thì ống thép cần rắn chắc.

+ Loại thép góc sẽ có chiều dày từ 4mm trở lên. Nó cũng cần được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác hoặc mạ kẽm nóng.

Quy định về thi công của cọc tiếp địa

Một số quy định về thi công cọc tiếp địa mà Thủy Khí Điện rút ra từ trong phần 5, TCVN 9358:2012.

+ Đất phải liền thổ, chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc. Cọc khi đóng phải được đóng sâu hoàn toàn xuống đất.

+ Chiều dài của cọc từ 2.5m đến 3. Nó cho phép hàn nối để tăng chiều dài trong trường hợp điện cực đất dài hơn 3m.

+ Dây nối giữa các cọc tiếp phải có tiết diện lớn hơn hoặc bằng với dây nối đất chính.

+ Khi đóng cọc thì cần sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng. Khi đất quá cứng thì có thể dùng các khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn so với đường kính của cọc.

+ Độ sâu lắp đặt điện cực đất sẽ từ 0.5m đến 1.2m.

quy định về thi công của cọc tiếp địa

Đóng sai cách cọc tiếp địa có gây nguy hiểm không?

Một số người hỏi chúng tôi là nếu đóng sai cách cọc tiếp địa thì có nguy hiểm không? Việc đóng cọc sẽ mang đến 1 mặt lợi và 1 mặt hại. Người dùng có kiến thức và biết khai thác thì nó sẽ mang đến mặt lợi còn ngược lại thì nó sẽ mang đến các nguy hiểm.

đóng sai cọc tiếp địa có gây nguy hiểm

Phương pháp thi công cọc chống sét cần đúng quy cách thì nó mới có thể phát huy được công dụng bảo vệ nhà, công trình khi có sấm sét.

Khi hệ thống cọc bị đóng sai cách thì nó sẽ mang đến mặt hại. Vì nó là 1 thanh kim loại nên sẽ có khả năng dẫn điện và truyền điện đi cũng như thu hút điện tích. Đó là lý do mà nếu đóng sai cọc tại khu dân cư, khu đông người thì sẽ gây tai nạn: cháy nổ, điện giật… mất an toàn.

Các cọc tiếp điện còn được xem như nền móng và thi công đầu tiên đối với xây dựng công trình. Khi cọc đóng sai, không đạt tiêu chuẩn thì nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công và ảnh hưởng rất nhiều đến giao thông, sinh hoạt khu vực đó.

Bên cạnh việc thi công đóng cọc mà không được khảo sát kỹ và bám sát thực tế thì nó sẽ gây hư hỏng các công trình ngầm. Từ đó, nó mất sự cân bằng điện tích đất ở khu vực lắp và gây ra nguy hiểm khác.

Vì thế mà thi công hệ thống cọc phải chuẩn, phải tối ưu thì mới có thể sử dụng lâu dài, tránh được những nguy hiểm cho người dùng và sự cố đáng tiếc khác.

đóng sai cọc tiếp địa 2

Tiêu chí của một hệ thống cọc tiếp địa đạt chuẩn

Theo các bạn như thế nào là 1 hệ thống các cọc tiếp địa đạt chuẩn? Đây là 1 vấn đề khá nhiều người băn khoăn vì họ muốn đóng cọc đúng và khai thác thiết bị hiệu quả.

Những tiêu chí đóng cọc tiếp đất để đạt chuẩn là:

+ Không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung và các công trình ngầm. Cần khảo sát thật kỹ thực địa trước khi chọn vị trí và lắp hệ thống cọc tiếp đất.

+ Khoảng cách giữa các cọc phải đúng: Mỗi cọc phải cách nhau 1 khoảng ít nhất bằng 1-2 lần chiều dài của mỗi cọc khi đóng xuống đất. Lưu ý, thường chiều dài cọc từ 2.4m đến 5.2m.

+ Toàn bộ hệ thống cọc đều phải nằm gọn trong lòng đất gồm hệ thống thiết bị kết nối và toàn bộ số cọc tiếp đất.

+ Hệ thống cọc tiếp đất của cọc thì đủ các yêu cầu trên thì chúng ta đã sở hữu 1 hệ thống cọc tiêu chuẩn.

tiêu chí của một hệ thống cọc tiếp địa đạt chuẩn

Tuy nhiên chúng ta phải lựa chọn cọc chất lượng tốt. Đó là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp hệ thống chống sét của mình hoàn hảo hơn.

Cách đo và kiểm định chất lượng cọc tiếp địa

Các cọc tiếp địa có cấu tạo thép mạ đồng 80% – 90% tại các công trình sẽ liên quan đến hệ thống tiếp địa chống sét.

Công việc đo, kiểm tra, kiểm định chất lượng của cọc là rất cần thiết:

Đầu tiên là đo, kiểm tra chiều dài kích thước

Cần có thước dây để đo chiều dài của cọc. Kích thước phổ biến của các cọc là dài 3 mét hoặc 2.4 mét.

Thứ 2 là đo, kiểm tra đường kính thân cây của cọc

Đây là 1 công đoạn cần được thực hiện cẩn trọng. Nếu đường kính thân cọc không đủ sẽ làm giảm tiết diện cũng như sự tiếp xúc môi trường tiếp địa và ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hệ thống.

Khi thân cọc chuẩn sẽ là điều kiện để hàn hóa nhiệt và hàn tiếp thực được tốt nhất. Thường thì thì các khuôn hàn hóa nhiệt theo D16, khớp với bộ khuôn hàn hóa nhiệt để thi công có thể tiết kiệm thuốc hàn, nhanh chóng hơn.

Người ta sẽ dùng thước kẹp để đo cơ bản hay dùng thiết bị chuyên dụng đến từ Nhật để đo được chính xác hơn.

Thứ 3 là kiểm tra độ dày của lớp mạ đồng

Lớp mạ vàng này là yếu tố tác động đến độ bền, khả năng truyền dẫn thoát sét của cả hệ thống tiếp địa. Lớp mạ đồng này có thể bảo vệ được cọc tiếp địa cũng như ngăn ngừa được yếu tố môi trường làm oxi hóa. Muốn kiểm tra lớp mạ đồng thì cần đến các trung tâm kiểm định uy tín trong nước.

Nếu quan sát bằng mắt thường thì ta sẽ cần cắt đôi thân cây cọc ra làm 2 và phân biệt rõ lớp thép, lớp mạ. Ta quan sát độ dày của lớp mạ và so sánh với những cọc đã đạt tiêu chuẩn để rút ra kết luận.

Nếu thấy bài viết này bổ ích, bạn hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh cùng đọc nhé.

5/5 (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *