Sử dụng đầu lắc xi lanh đã quá quen thuộc với nhiều người bởi phụ kiện khí nén này có mặt trong hầu hết các hệ thống, hỗ trợ, giúp máy móc hoạt động thông suốt, ổn định. Tuy nhiên, người sử dụng cần hiểu về cấu tạo, nắm vững những ưu nhược điểm để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Đầu lắc xi lanh là gì?
Phụ kiện khí nén dùng cho xi lanh có rất nhiều loại như: Mắt trâu, đầu Y, đế xi lanh, co nối, cảm biến… và không thể bỏ qua đầu lắc xi lanh.
Đầu lắc còn có nhiều tên gọi khác như: đầu lắc piston khí nén, bát xi lanh hơi, đầu lắc lư ben khí, đầu bắt xi lanh khí nén.
Đặc điểm của đầu lắc xi lanh khí nén:
+ Nhiệt độ làm việc: 60 độ C
+ Nhiệt độ tối đa: 100 độ C
+ Dạng tác động: Xiết ren
+ Áp suất làm việc: 0 kg/cm2 – 10 kg/cm2
+ Vật liệu cấu tạo: Sắt, đồng
Chức năng của đầu lắc đó là: Giúp cho xi lanh có thể đẩy vào một cách chính xác, khử rung động ở đầu xi lanh khi gặp lực cưỡng hoặc có vật cản. Từ đó, nó loại bỏ bớt nguy hại có thể khiến cong vênh ty.
Tất cả các đầu lắc đều được các hãng sản xuất, gia công ren tiêu chuẩn nhằm phù hợp với kích cỡ xi lanh. Nếu chất liệu của đầu lắc tốt thì tuổi thọ của nó càng cao, chống chịu được oxi hóa khi làm việc trong môi trường có áp suất, nhiệt độ và tính chất khắc nghiệt.
Cấu tạo đầu lắc khí nén
Một đầu lắc xi lanh khí nén sẽ được phân chia thành nhiều bộ phận chi tiết khác nhau như: Thân sắt, tán siết ren ngoài, đầu ren ngoài, ren trong.
Nó được phân thành 2 phần:
+ Thân: Khối trụ tròn kim loại, ngắn và có khắc đường ren.
+ Đầu: Dạng hình cầu, được bọc nhựa ở bên ngoài để bảo vệ.
Trọng lượng của đầu lắc sẽ phụ thuộc vào kích thước, nếu kích thước lớn thì khối lượng sẽ nặng, dao động vài trăm gam đến chục kilogam.
Thông số kích thước đầu lắc xi lanh
Những thông số kích thước đầu lắc xi lanh thông dụng trên thị trường như:
+ M8 x 1.25 cỡ phi 20
+ M10 x 1.25 kích thước phi 25 – 32
+ M12 x 1.25 cỡ phi phi 40
+ M14 x 1.5 dùng cho xi lanh Compact
+ M16 x1.25 phi 50 – 63
+ M18 x 1.5 dùng ben Compact
+ M20 x 1.25 phi 80 – 100
+ M27 x 2 cỡ phi 125
+ M36 x 2 phi 160 – 200
Đầu lắc có thể dùng cho xi lanh vuông TGC, SC, TGU, TGD hay các xi lanh tròn TGM, MAL, TGA, TGM và xi lanh compact các loại đến từ Airtac, PVN, TPM, STNC, SMC…
Cách lắp đặt đầu lắc xy lanh
Sau khi đã chọn được loại đầu lắc xy lanh có kích thước và thông số phù hợp với chấp hành thì chúng ta tiến hành các bước lắp đặt.
Xác định mức ren, vị trí tai đầu đẩy piston.
Tiến hành lắp phần ren trong vào trước sau đó lắp ren ngoài vào trục để đẩy.
Tiếp theo, người kỹ thuật phải siết tán đầu ren ngoài cố định.
Cuối cùng là cố định xi lanh trên đế hoặc khuôn máy và tiến hành cho test thử.
Ứng dụng đầu lắc xy lanh
Đầu lắc là phụ kiện khí nén xuất hiện trong rất nhiều hệ thống khí, hơi có sử dụng xi lanh. Nó cũng chính là giải pháp vừa đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả để có thể đảm bảo cho ben khí vận hành năng suất cao, ít gặp sự cố và hệ thống thông suốt.
Chúng ta có thể kể đến như: máy đóng nắp chai, máy ép phế liệu, máy dập tôn, máy đóng gói với khâu đẩy ra cần lệch hành trình ở cửa ben, các tay robot chuyên thay đổi hướng đẩy của trục xi lanh thẳng…dùng cho các nhà máy chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất đồ gia dụng, chế biến nhựa, sản xuất tôn và vật liêu xây dựng, cơ khí chế tạo, in ấn xuất bản, chế biến gỗ, xử lý phế liệu…
Ưu nhược điểm đầu lắc xi lanh
Cũng giống với nhiều thiết bị phụ kiện khí nén khác, đầu lắc xi lanh cũng sẽ có ưu điểm phát huy và những nhược điểm mà con người cần tìm hướng giải quyết, khắc phục.
Ưu điểm
Một số ưu điểm khi sử dụng đầu lắc xi lanh mà khách hàng cần biết như:
+ Do nhu cầu gia tăng của khách hàng mà ngày càng có nhiều hãng cung cấp nhiều loại đế với nhiều mức giá và phân khúc chất lượng.
+ Nhiệt độ làm việc có thể lên đến 60 độ C và áp suất làm việc có thể lên đến 10kg/cm2.
+ Khi sử dụng đầu lắc xy lanh, người dùng có thể kết nối với bất kỳ loại đế nào một cách dễ dàng.
+ Lắp đặt nhanh chóng và thuận tiện thông qua việc kết nối các ốc vít.
+ Có nhiều kích cỡ để khách hàng lựa chọn tương thích với các loại xi lanh.
+ Phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các cửa hàng, đơn vị phân phối thiết bị khí nén.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì khi sử dụng đầu lắc xi lanh, khách hàng còn gặp phải những nhược điểm cần khắc phục như:
+ Sản phẩm đầu lắc ngày càng đa dạng về kích cỡ, loại và màu sắc nên sẽ khó tìm hiểu hơn đối với người mới bắt đầu.
+ Muốn ben khí và đầu lắc hoạt động tốt thì quá trình lắp đặt phải cố định đế xi lanh chắc chắn.
+ Lựa chọn đầu lắc phải đúng dạng với loại cảm biến từ mà xi lanh đang sử dụng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về đầu lắc xy lanh mà chúng tôi muốn giới thiệu. Hy vọng, nó sẽ giúp các bạn có thể sử dụng thiết bị này tốt hơn cũng như tìm kiếm được một đầu lắc phù hợp với nhu cầu.