Ngày nay, sử dụng bình tích áp là là giải pháp rất hữu ích, tiết kiệm và đảm bảo an toàn cho các hệ thống bơm được rất nhiều người tin tưởng, áp dụng. Chúng ta cần quan tâm đến cấu tạo, công dụng cũng như nguyên lý vận hành của bình để có thể sử dụng và khai thác thiết bị một cách hiệu quả và hạn chế những hỏng hóc xảy ra.
Bình tích áp là gì?
Bình tích áp còn có tên gọi khác là bình điều áp, nó được dùng trong hệ thống nước, hệ thống khí, thủy lực. Nhiệm vụ của nó là tích trữ nguồn năng lượng và điều hòa áp lực trong hệ thống. Thiết bị này hỗ trợ hệ thống bơm 1 cách hiệu quả.
Bình tích áp không chỉ sử dụng trong công nghiệp mà còn dùng nhiều trong các hoạt động đời sống của con người, trong các chung cư, tòa nhà cao tầng, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại bệnh viện, trường học. Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của từng hệ thống mà số lượng bình điều áp được trang bị có thể là 1 cái hoặc nhiều cái.
Tác dụng của bình tích áp
Không ít người vẫn luôn tự đặt câu hỏi là: tại sao phải sử dụng bình tích áp?
Bởi vì: Nó sẽ là nơi tích năng lượng thủy lực vừa là nguồn để cung cấp cho hệ thống khi xảy ra sự cố đột ngột. Đối với máy bơm nước, bình tích áp giúp giảm rung xóc và giảm lượng bọt tạo ra. Không những vậy, thiết bị còn tạo ra sự cân bằng giữa tải trọng hệ thống và lực sinh ra. Ngoài ra còn bổ sung lưu lượng chất lỏng khi máy bơm thủy lực hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn. Và cuối cùng là nó giúp tăng tuổi thọ, độ bền của máy bơm.
Cấu tạo của bình tích áp
Một bình tích áp cơ bản sẽ được phân thành 2 phần đó là vỏ bình và lõi bình. Lõi bình sẽ gồm ruột bình được bao phủ bởi lớp khí ni tơ có áp và phần liên thông cửa dầu thủy lực. Cụ thể các chi tiết, bộ phận của bình tích áp như sau:
+ Đồng hồ đo áp suất: Dùng để đo áp lực của bình.
+ Mặt bích: Chi tiết giúp liên kết ruột bình và các mối nối với bên ngoài. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế khả năng biến dạng, tạo độ kín khít.
+ Vỏ bình: thường được làm từ các vật liệu có khả năng chống oxi hóa tốt, cứng cáp và chịu lực.
+ Ruột bình: Thường được làm từ cao su tổng hợp EPDM nhằm đảm bảo đàn hồi tốt, không độc hại và chống thấm. Ruột sẽ được thiết kế dạng hình bầu dục, được gắn trực tiếp vào mặt bích.
+ Rơ le áp suất: Nó sẽ tự động mở bơm khi nước trong bình hết và ngắt bơm khi nước trong bình đầy.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp
Như chúng tôi đã nói ở trên thì vỏ bình có chất liệu bằng thép hoặc inox, có khả năng vừa chịu lực lớn vừa chịu áp suất cao. Bên trong bình sẽ được chia thành 2 phần: 1 phần kết nối cửa ra vào của đường dẫn nước, chất lỏng vào bình. Một phần sẽ được nạp lượng khí ni tơ và nén với 1 áp suất nhất định.
Lượng chất lỏng sẽ được dẫn vào bên trong của vỏ bình tích áp thông qua cửa vào. Nó sẽ nén lượng khí ni tơ đang có trong bình với 1 mức áp suất nhất định. Sau dó, người dùng sẽ xả nước và hệ tăng áp sẽ dần giảm áp. Bình sẽ lấy nước và áp lực sẽ được tích trữ trong bình điều áp.
Tất cả các bình điều áp đều theo 1 nguyên lý đó là: Nén áp suất để tích trữ năng lượng áp lực phục vụ cho mục đích cung cấp nguồn năng lượng, cân bằng hệ áp suất bảo vệ cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống bơm nước, hệ thống tích nước áp lực.
Phân loại bình tích áp
Hiện nay, người ta phân chia hàng trăm loại bình tích áp trên thị trường thành 3 nhóm chính, đó là:
Dùng tải trọng
Đây chính là loại bình tích áp có dung tích lớn nhất trong cả 3 loại. Ưu điểm của nó là: giá thành thấp nên có thể tiết kiệm chi phí cho người dùng khi mua mới hoặc khi sửa chữa hệ thống bơm nước, cấu tạo đơn giản và đặc biệt là áp suất tạo ra có tính ổn định cao.
Tuy nhiên nó vẫn tồn tại những nhược điểm như: Hình dáng khá cồng kềnh, năng lượng tích trữ không lớn và áp lực tạo ra tuy ổn định nhưng quán tính lớn và khá nhỏ.
Dùng thủy khí
Loại bình tích áp thủy khí thường có kích thước nhỏ gọn. Nó có năng lượng tích trữ cao hơn nên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Khách hàng nên nhớ áp suất mà bình điều áp loại thủy khí này tạo ra sẽ phụ thuộc vào quá trình đa biến đổi khi nén, giãn.
Xét trong 3 loại thì bình thủy khí được sử dụng nhiều nhất. Người ta có thể sử dụng không khí hoặc khí ni tơ để làm khí nén cho bình. Do loại bình này rất đa dạng về thiết kế cũng như công dụng, cấu tạo nên khi tháo lắp để sửa chữa hệ thống, máy móc công trình, máy xúc… người kỹ thuật cần làm dấu để phân biệt dễ dàng, tránh nhầm lẫn.
Lò xo
Loại bình tích áp lò xo thường được sử dụng cho những hệ thống có công suất thấp, các máy móc nhỏ và đơn giản. Cấu trúc của loại bình này rất đơn giản, áp suất được tạo ra trong bình sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm của lò xo đang sử dụng.
Nhược điểm của loại này là: Dung tích bé, áp suất luôn phụ thuộc vào những tính chất của lò xo.
Công dụng bình tích áp với máy bơm nước
Chúng ta thường thấy trong các hệ thống cấp nước sẽ luôn có 1 bình tích áp máy bơm nước. Nó làm nhiệm vụ giữ áp lực nước cho bơm, đảm bảo cung cấp nguồn nước ổn định theo yêu cầu.
Cho hộ gia đình
Mỗi hộ gia đình sẽ có lượng nước tiêu thụ không giống nhau nhưng nhìn chung thì không quá lớn. Vì thế mà trong hệ thống cấp nước, người ta thường sử dụng những máy bơm nhỏ. Trong hệ thống tăng áp mini thường sẽ sử dụng các bình tích áp cho máy bơm nước gia đình có dung tích 50 lít – 100 lít.
Cho khu chung cư, nhà nhiều tầng
Đối với các khu nhà nhiều tầng, khu chung cư thì nhu cầu trung bình 1 ngày lượng nước tiêu thụ rất lớn. Không chỉ vậy mà còn phải cấp nước sạch, ổn định và đủ cho tất cả mọi người, đây là 1 bài toán khá hóc búa.
Càng lên cao, nước bơm lên càng yếu dần nên việc lắp đặt 1 hệ thống cấp nước thông minh có sử dụng bình điều áp là điều cần thiết. Nó sẽ giúp tăng áp lực nước, máy bơm sẽ đẩy nước lên cao với áp lớn và đáp ứng yêu cầu về lưu lượng. Hệ thống này gồm có 3 thiết bị chính: Máy bơm nước công suất lớn, máy bơm tăng áp và bình tích áp 1000 lít, 2000 lít hoặc hơn.
Trong hệ thống PCCC
Các hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các khu chung cư, bệnh viện, trung tâm thương mại, chợ… luôn cần những máy bơm nước có công suất lớn, cung cấp lượng nước đủ và có áp lực mạnh. Điều này rất cần thiết khi xảy ra sự cố cháy nổ trong hệ thống.
Và bình tích áp được sử dụng với mục đích gia tăng áp lực nước. Một hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ luôn có 1 bình tích áp, 1 bơm tăng áp trục đứng, một bơm chữa cháy và 1 bơm trục ngang. Nhờ có hệ thống này mà bơm nước có thể sử dụng ổn định, lâu dài. Hệ thống PCCC có thể mang đến tác dụng khi gặp sự cố.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng bình tích áp
Trong quá trình sử dụng bình tích áp, chúng ta sẽ không tránh khỏi những khi gặp sự cố ảnh hưởng tới năng suất làm việc của hệ thống.
Bị tràn nước
Bình tích áp tràn nước là sự cố thường gặp nhất làm cho chu kỳ bơm thủy lực không ổn định. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy:
+ Ruột bình tích áp có cặn kim loại: Những kim loại sắt, nhôm hay vôi có trong nước, dầu lâu ngày sẽ lắng và bám ở ruột bình. Nó làm ruột bình không linh hoạt và quá trình nạp xả cũng bị hạn chế.
+ Do lắp đặt bình ở vị trí không cân bằng: Thường thì hãng sản xuất sẽ khuyên lắp ở những mặt phẳng, có kệ kê, nếu đặt trên nền đất thì phải tránh nơi gập ghềnh.
+ Các môi chất trong bình chứa nhiều clo: Lượng clo nhiều và chứa lâu dài sẽ khiến ruột bình dễ bị giòn hơn.
+ Một số nguyên nhân khác như: Van 1 chiều hỏng, mặt bích tiếp xúc với bình không kín… Chất lượng của lưu chất chứa trong ruột bình nếu không được đảm bảo, nhiều cặn bẩn sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn, giảm tuổi thọ của thiết bị đi đáng kể…
Bị giảm hoặc mất áp lực
Khi phát hiện bình tích áp bị mất áp lực hoặc bị giảm áp thì có 3 thiết bị liên quan, đó là: van xả, van nén và vỏ bình.
Vỏ bình tích áp khi sử dụng lâu dài sẽ bị thủng do ăn mòn hoặc vị trí tiếp xúc của vỏ với mặt bích bị oxi hóa, gây hở và làm rò rỉ một lượng khí ni tơ nhất định. Những hỏng hóc này chỉ có thể thay thế vỏ bình mới chứ không thể sửa chữa bình tích áp được.
Đối với van xả, van nén bị hỏng thì chỉ cần tìm 1 van mới có chức năng, kích thước, thông số giống để thay, khá đơn giản.
Bị rò rỉ nước
Nếu bình tích áp bị rò rỉ nước thì khách hàng có thể nghĩ ngay đến việc ruột bình đã bị nứt vỡ hoặc thủng. Và cách xử lý khá đơn giản đó là thay thế một ruột bình mới có kích thước phù hợp.
Bên cạnh đó, việc rò rỉ nước còn có thể do nguyên nhân là mối kết nối của bình tích áp và hệ thống ống dẫn chất không kín, mặt bích không bịt kín…
Một số bình tích áp bị mất áp, bị hỏng còn do những nguyên nhân khác mà các kỹ sư với thiết bị máy móc kiểm tra mới phát hiện được. Đối với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ với công ty cung cấp để được hỗ trợ. Muốn phòng tránh và xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra với bình điều áp thì khách hàng hãy vệ sinh thiết bị và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.
Thương hiệu bình điều áp nổi tiếng
Varem
Varem là một trong những thương hiệu hàng đầu ở Italya về cung cấp các thiết bị trong đó có bình tích áp. Hãng được thành lập năm 1973 và từ đó đến nay tạo dựng được uy tín trên thế giới với những sản phẩm chất lượng cao.
Khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn các bình điều áp của hãng này khi nó đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt nhất.
Thời gian dài hơn 50 năm phát triển cùng quy trình sản xuất chất lượng cao, đa dạng các sản phẩm bình tích áp đứng, ngang sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất. Bình tích áp của hãng được chia theo dung tích: 50 lít, 100 lít… đến 2000 lít và áp suất từ 8 bar đến 5 bar.
Aquasystem
Aquasystem cũng là một thương hiệu bình tích áp nổi tiếng có xuất xứ từ Italya. Ưu điểm của hãng này đó là: Vỏ bình làm bằng sắt, ruột bình được làm từ cao su tự nhiên, an toàn và thân thiện với con người cũng như môi trường xung quanh.
Ngoài ra công ty này còn cung cấp các nồi hơi, nồi hấp, lò sấy chất lượng cao.
Do được thiết kế tuần hoàn khép kín nên nước và không khí sẽ không thể tác động đến thành bể, tránh ô nhiễm tốt.
Bình tích áp Aquasystem được phân chia thành loại thường và loại có vỏ inox với dung tích đa dạng từ 24 lít đến 1000 lít, 2000 lít để khách hàng dễ dàng chọn lựa.
Zilmet
Đến từ Ý còn có dòng sản phẩm bình tích áp của Zilmet. Chúng sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam với chế độ bảo hành lên đến 18 tháng.
Dung tích của bình tích áp Zilmet 8 lít, 200 lít, 500 lít, 2000 lít và loại đặc biệt lên đến 3000 lít, phục vụ cho nhu cầu hộ gia đình cho đến nhà máy công nghiệp. Chúng được phân chia thành các bình dạng nằm và bình dạng đứng có giá sẽ dao động từ vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng tùy thuộc vào model. Màu sắc đỏ, xanh bắt mắt và có 4 mức áp cho khách hàng chọn: 8 bar, 10 bar, 16 bar, 25 bar…
Ngoài sản xuất bình điều áp thì Zilmet còn cung cấp các loại bơm công nghiệp, bơm nước dân dụng. Việc cân nhắc chọn lựa và lắp đặt bình tích áp nào cho phù hợp sẽ cần phải có sự tham vấn của các kỹ sư kinh nghiệm. Hãy đến với chúng tôi để được hỗ trợ nhiều nhất, bạn nhé!.
Việc cân nhắc chọn lựa và lắp đặt bình tích áp nào cho phù hợp sẽ cần phải có sự tham vấn của các kỹ sư kinh nghiệm. Hãy đến với chúng tôi để được hỗ trợ nhiều nhất, bạn nhé!.